Tiếng – Chiến tranh

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 70 - 71)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.3. Tiếng – Chiến tranh

Thật là khắc nghiệt, cuộc sống đời thường với bao âm thanh xô bồ đã làm bao nhiêu vất vả cho con người, nhưng khắc nghiệt hơn khi con người nghe những âm thanh rung rợn từ chiến tranh. Những âm thanh của sự hủy diệt, của cái chết và chia ly.

Tiếng bom rền bốn bên”

(Chùm thơ xuân cho ba con nhỏ)

Tiếng bom gầm vỡ kính của phòng tôi”

(Những điều không liên quan)

Nhưng đối lập với đó vẫn là âm thanh đầy hào sảng và dũng cảm của con người. Vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của lòng yêu Tổ quốc mà truyền thống dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào.

Tiếng còi xe giục gọi Như tiếng vang hòn sỏi Tiếng gậy Người âm vang”

(Gửi lại thành phố nắng)

Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 71 lần và nó gắn với tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên và chiến tranh.

Trong ca dao - dân ca hay trong những bài thơ của Tố Hữu, đặc biệt bài thơ Việt Bắc, chúng ta thấy giọng nói của con người, thiên nhiên, cảnh vật, động vật, ….được ghi lại rất tinh tế. Tất cả mọi âm thanh dù nhỏ ấy, nhưng bằng tiếng lòng, các nghệ sĩ đều nghe được cả. Những âm thanh của ngoại cảnh cũng chính là tiếng lòng của chủ thể tiếp nhận nó. Rất hay khi Nguyễn Du viết: “Cảnh nào cảnh chẳng

đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Chỉ có những tâm hồn biết lắng và cảm, mới nghe được những âm thanh tinh tế như vậy. Cuộc đời với những âm thanh xô bồ, người nghệ sĩ hay thanh lọc tâm hồn bằng những âm thanh trong trẻo và thánh thót nhất. Như những chú chim sơn ca hát say sưa, như “tiếng chim hót trong bụi mận gai” (Colleen McCulough), nữ sĩ Xuân Quỳnh đã cất cao tiếng nói đầy cung bậc của mình với đời và với người qua những vần thơ.

Hay

Không nghe tiếng ai nói cười Tôi còn ngồi chỉ đây một mình”

(Con chim sẻ và châu chấu – Hoàng Phủ Ngọc Tường) “Thêm một tiếng chim gù

Thành ban mai tinh khiết”

(Thêm một – Trần Hòa Bình)

Tiếng chim hót, tiếng người nói cười,…những âm thanh quen thuộc hàng ngày đã khơi gợi, đánh thức giấc mơ làm người lương thiện của “con quỷ làng Vũ Đại” trong Chí Phèo (Nam Cao), tiếng của đoàn người đi phá kho thóc Nhật dưới lá cờ bay phất phới đã mở ra một tương lai tươi sáng cho những người lao động nghèo khó trong nạn đói năm 1945 mà Kim Lân đã ghi lại chân thực trong Vợ nhặt

hay đó là tiếng chim hót, mở đầu cho những kí ức của người thanh niên Lãm về cuộc đời lái xe của mình và mối tình tuyệt đẹp với Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng(Nguyễn Minh Châu).

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)