Quát rình lao động sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 125 - 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.4. Quát rình lao động sáng tạo nghệ thuật

Quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng là yếu tố mà nhà văn có thể tự mình phấn đấu và nỗ lực, chứ không phải sinh ra đã có.

Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật đó là quá trình mà người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm của mình. Quá trình ấy có thể ngắn hoặc dài và nó gắn với những sáng tác của nhà văn. Quá trình đó được tính từ lúc nhà văn ra mắt công chúng tác phẩm lần đầu cho đến khi người nghệ sĩ từ giã sự nghiệp cầm bút của mình.

Bản thân quá trình lao động sáng tạo, chỉ nói sự ra đời của một tác phẩm thì đã bao gồm nhiều công đoạn: “hình thành ý đồ, thu thập tư liệu, thiết lập sơ đồ, viết, sửa chữa…”. Dĩ nhiên những khâu này có thể đan xen hoặc có hoặc không. Thậm chí cũng có những sáng tác ra đời rất ngẫu nhiên, không tuân thủ những công đoạn vừa nêu trên. Nhưng lao động nghệ thuật là công việc rất khó khăn, vất vả, L. Tônxtôi khi viết Chiến tranh và hòa bình đã tâm sự: “Phải suy đi tính lại tất cả những gì có thể xảy ra với tất cả những nhân vật tương lai trong tác phẩm sắp viết, một tác phẩm rất lớn và phải nghĩ ra hàng triệu cách phối hợp có thể có được, để rồi trong số đó chỉ chọn lấy một phần triệu mà thôi, thật là một điều kinh khủng”. Viết và không bằng lòng, nhiều nhà văn phải đau đầu, nhức óc vì không hài lòng:

“Satôbriăng sửa chữa mười bảy lần bản thảo Atala. Raxin sửa chữa Phêđrơ trong hai năm. Gorki đã chỉnh lý hơn bốn nghìn chỗ trong Người mẹ. Hainơ ngồi hàng tuần để sữa chữa một bài thơ….”. Đó chỉ là nói về sự đời của một tác phẩm, đằng

này nhà văn còn phải sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm khác thì đúng là một công việc

“khổsai mà đầy hứng thú”.

Sở dĩ nói quá trình lao động nghệ thuật ảnh hưởng đến phong cách của nhà văn là vì phong cách không phải tự nhiên mà có, nó cần thời gian dài để hình thành, phát triển và hoàn thiện. Một hay vài tác phẩm thì chưa đủ để bạn đọc nhận ra phong cách của họ. Nó phải được xây dựng bằng nhiều tác phẩm. Không dừng ở đó, một người nghệ sĩ có phong cách không chỉ biết lao động nghệ thuật nghiêm túc để tạo cho mình một phong cách mà còn phải lao động nhiều hơn nữa để phong cách ấy ngày càng hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là đòi hỏi của chính bản thân nhà văn và của độc giả thưởng thức nghệ thuật. Và có thể thấy rằng, càng viết nhiều, quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn càng dài thì kinh nghiệm sáng tác, kĩ năng viết văn, phong cách của nhà văn càng tự nhiên hơn, đậm nét hơn..

Quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật gắn liền với nhà văn nào có phong cách. Giống như Phạm Văn Đồng từng nhấn mạnh: “Nhưng dù có khiếu thế nào đi nữa, nếu không cố gắng trau dồi bản thân thì không thể phát triển tài năng, làm nảy nở tác phẩm tốt được. Cho nên tài năng phải đi đôi với công phu mới làm nên sự nghiệp”. Đúng vậy, chính quá trình lao động sáng tạo giúp tài năng được rèn luyện, bồi đắp, hoàn thiện và tỏa sáng [40; tr.13 - 25].

Và quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật gắn liền với việc ra đời các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Có thể nói sáng tạo nghệ thuật đối với Xuân Quỳnh như một nhu cầu tất yếu giống như các nhu cầu thường nhật khác, như ăn, uống, mặc, ngủ,…vậy. Từng gắn bó nghệ thuật từ vị trí của một vũ công năm 13 tuổi, từng tham gia lớp bồi dưỡng viết văn trẻ khóa đầu tiên, từng đảm nhận vị trí ban biên tập báo Văn nghệ, nhà xuất bản Tác phẩm mới, hội nhà văn Việt Nam,…chính những môi trường ấy rèn luyện kỹ năng viết cho Xuân Quỳnh. Nhưng cần nhớ rằng, Xuân Quỳnh là một tài năng bẩm sinh về thơ ca. Những vần thơ tự nhiên được viết ra và tự nội dung tìm lấy cho nó những hình thức phù hợp. Và như một lẽ tự nhiên, các sáng tác của Xuân Quỳnh tuôn tràn, tuôn tràn,..và không cần phải chỉnh sửa nhiều. Và khi phong cách của Xuân Quỳnh được định hình và ghi

dấu ấn trong lòng mọi người, thì hàng loạt các sáng tác khác cũng được ra đời. Các biểu tượng nghệ thuật lặp đi lặp lại và ngày càng hoàn thiện hơn. Và khi nhắc đến các biểu tượng như thuyền, biển, sóng, hoa cúc dại,…người ta biết ngay đó là thơ của Xuân Quỳnh. Nhưng cũng cần biết thêm, Xuân Quỳnh là nhà thơ ham học hỏi và khám phá. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh không đơn thuần là những vần thơ ám ảnh và diễn tả những cung bậc cảm xúc của nhà thơ mà nó là kết tinh của trí tuệ - của một tư duy sắc bén như Xuân Quỳnh. Nếu là phụ nữ, muốn biết và giải đáp các thắc mắc về kiến thức về tình yêu, giới tính, tâm lý thì hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Nếu là đàn ông, muốn hiểu hơn về phụ nữ - đối tượng mình chinh phục và gắn bó hãy đến với thơ Xuân Quỳnh. Nếu là trẻ thơ, muốn học hỏi, khám phá thế giới xung quanh hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Nếu là người bà, người vợ, người chị người muốn trang bị hành trang vào đời và chuẩn bị những kiến thức để đảm nhận tốt những vai trò đó, hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Nếu là một công dân yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước,….hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Nếu là con người và muốn làm người đúng nghĩa hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Và nếu muốn biết về văn hóa hãy đọc thơ Xuân Quỳnh. Chính quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê đã giúp Xuân Quỳnh có được một kiến thức rộng lớn và như bà từng nói, bà liên tục nhận thức và nhận thức lại:

Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu

(Tự hát)

Vâng, ông cha ta từng dạy rằng: “Lửa thử vàng – gian nan thử sức”, “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, nếu dõi theo từng sáng tác của Xuân Quỳnh cũng như các biểu tượng nghệ thuật xuất hiện trong thơ bà, chúng ta thấy tư duy của Xuân Quỳnh ngày càng sâu sắc, khái quát. Theo dòng chảy của thời gian, Xuân Quỳnh không chỉ trưởng thành về mặt cảm xúc, mà còn về mặt tư duy. Trí tuệ và tình cảm, cái đầu – trái tim của Xuân Quỳnh đã phối hợp nhịp nhàng và cho ra đời các biểu tượng nghệ thuật vừa quen, vừa lạ như vậy.

Tóm lại, về phương diện truyền thống thì các yếu tố khách quan (gia đình, quê hương, thời đại) và các yếu tố chủ quan (phương diện tinh thần, tài năng nghệ thuật, vốn sống – vốn hiểu biết, quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật) ảnh hưởng và có tác động mạnh mẽ trong việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)