Sóng Gió (nước)

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Sóng Gió (nước)

Hòa vào với không gian rông lớn của thuyền - biển - sông, sóng- gió (nước) xuất hiện như tô thêm màu sắc, sôi động hơn cho bức tranh thiên nhiên vậy.

Sóng (flots- tiếng Pháp, waves (tiếng Anh) – “Cũng như lao vào lửa hay những đám mây, sự lao vào sóng chỉ một sự đoạn tuyệt với cuộc sống thường ngày: một sự đổi thay căn bản xảy ra trong tư tưởng, thái độ, cách xử sự trong cuộc sống. Biểu tượng này kết hợp với biểu tượng của lễ rửa tội, với hai giai đoạn: chìm xuống và nhô lên.

Trong Kinh Thánh, sóng nước đặc trưng cho những hiểm họa chết người và đặc biệt nham hiểm, về thể chất hoặc tinh thần:

Những con sóng của cái chết bao bọc tôi Những thác nước Beslial làm tôi ghê sợ; Lưới địa ngục bủa vây tôi

Trước mặt tôi là cạm bẫy của tử thần”

[27; Số - tr. 827].

Gió (vent – Tiếng Pháp; wind – Tiếng Anh) – “Nghĩa biểu trưng của gió có nhiều mặt. Do đặc tính của nó là náo động, gió là một biểu tượng của tính hư phù,

bất ổn định hay thay đổi. Gió là một sức mạnh sơ đẳng, thuộc về các Titan; như vậy đủ nói lên vừa tính dữ dội vừa tính mù quáng của gió.

Mặt khác, gió đồng nghĩa với khí và do vậy, với Thần linh, với luồng tinh thần gốc ở trời. Vì vậy sách Thánh vịnh, cũng như kinh Coran, lấy các cơn gió làm các sứ giả của Chúa Trời, tương đương với các Thiên thần.

Gió kết hợp với nước ở Trung Quốc chỉ nghệ thuật phong thủy, về nguyên tắc là thuật nghiên cứu các luồng khí trong không trung kết hợp với các dòng thủy lưu và địa lưu trên một vị trí địa hình nào đó.

Theo các truyền thuyết Hinđu về nguồn gốc vũ trụ trong Luật của Manu, gió được sinh ra từ thần linh và gió sinh ra ánh sáng.

Trong các truyền thuyết ở sách thánh Avesta của Ba Tư cổ, gió giữ vai trò giá đỡ thế giới và điều tiết các thế cân bằng vũ trụ và tinh thần.

Theo các truyền thuyết đạo Hồi, gió được giao chức phận tàng trữ nước, việc gió tạo ra không khí và mây, với vô số cánh, cũng làm cho gió trở thành một giá đỡ.

Trong các truyền thuyết Kinh Thánh, những con gió là hơi thở của Chúa Trời.

Đối với người Hy Lạp, gió là những vị thần bất an và hiếu động, bị giam giữ trong các hang sâu ở các Đảo Éoliennes.

Gió đạo sĩ (vent druidique) là một biểu hiện quyền lực của các giáo sĩ celtique đối với các sức mạnh thiên nhiên, chúng như thể vật truyền thần diệu, chúng rất gần gũi với khí.

Khi gió xuất hiện trong các giấc mơ, nó báo một sự kiện quan trọng đang được chuẩn bị ngầm, một sự đổi thay sắp xảy ra” [27; Gió – tr. 362,363].

Sóng - gió (nước) thuộc về thiên nhiên, nó thường gắn với bão lũ lụt, những thay đổi của quy luật thiên nhiên. Một biển được dệt nên bằng những con sóng, dù to hay nhỏ, thì nó cũng làm mặt nước gợn. Và gió, chính là cội nguồn sinh ra những con sóng trên mặt biển. Theo quy luật riêng của chúng, chúng sẽ vận hành, đó là nhưng bí ẩn của vũ trụ mà ngày nay khoa học về vũ trụ đã lý giải được. Một con sóng nhẹ làm mặt biển đẹp và sống động. Một cơn gió nhẹ làm khí trời nhẹ nhàng,

mát mẻ hơn. Nhưng thật rắc rối, nêu đó là những cơn sóng thần, những cơn bão và kèm theo những trận gió kinh hoàng. Ơ nhiều nơi trên thế giới, nơi có những địa hình bất ổn, thì người ta đã làm quen với việc thích nghi với sống chung với thiên nhiên. Còn ở Việt Nam, do đặc điểm khí hậu, địa hình, năm nay cũng xảy ra, nhưng những con bão, lũ lụt hàng năm vẫn là nguyên nhân gây ra những thiệt hại về người và của. Và thật sự biểu tương sóng - gió (nước) in đậm trong tâm thức cộng đồng.

Đến với thơ Xuân Quỳnh, các biểu tượng ấy trở thành trọng tâm và liên tục xuất hiện, thậm chí, Xuân Quỳnh còn hóa thân mình vào những biểu tượng đó.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)