Con tàu – Sân ga –Kỉ niệm

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 76 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.3. Con tàu – Sân ga –Kỉ niệm

Con tàu – Sân ga cũng là nơi chứa đựng những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ ngọt ngào mà ai trong đời cũng từng trải qua, gắn với tuổi thanh niên nhiều mộng tưởng, khát vọng của tuổi trẻ. Và với Xuân Quỳnh con tàu – sân ga còn gắn với cả cuộc đời bà. Nó như một nhân chứng sống ghi dấu lại sự trưởng thành của nữ sĩ:

Dọc theo những con tàu …..

Tiếng gọi những con tàu …..

Con tàu của tuổi thơ ….

Nơi con tàu đi qua

Ga con tàu ở đâu ….

Có khi tàu ngẩn ngơ

Con tàu dừng ở đâu

Là ga tàu ở đó

Tôi đã qua những nhà ga đổ vỡ ….

Tuổi thanh niên tôi có những con tàu

Con tàu qua thăm thẳm đêm sâu

Nhịp tim nung cùng với nhịp con tàu

Còn tàu đi bên màu xanh quyết liệt ….

Con tàu đi cùng với vầng trăng ….

Tuổi thanh niên tôi có những con tàu ….

Những nhà ga gạch lát im lìm

Có nỗi đau một con tàu đứng sững ….

Đứng trên nền ga cũ giữa đồng khuya ….

Tàu chạy rồi bỡ ngỡ vẫy bàn tay

Đêm lạnh giá như con tàu lầm lụi ….

Về nhà ga về những con tàu

Tuổi thanh niên em có những con tàu

Những trưa nắng bước trên đường tàu cũ ….

Nghe trong máu tiếng con tàu réo gọi

Con tàu đi giữa muôn lòng thương yêu ….

Tàu qua những sớm những chiều

Những sông những núi những đèo tàu qua ….

Nơi nào cũng muốn là ga ….

Một bàn tay vẫy thiết tha con tàu ….

Con tàu nối lại trăm quê

Con tàu đi giữa biển mây

Con tàu như cũng nói lời thiết tha

Với con tàu - hát những lời thương yêu”

(Hát với con tàu)

Hay đó là những kỉ niệm ngọt ngào gắn với hình ảnh đôi tình nhân yêu nhau và từ giã cũng như chào mừng sau mỗi lần anh và em lên đường hoàn thành nhiệm vụ:

Bóng anh in thành tàu ….

Sân ga chiều anh đi ….

Con tàu với dòng sông

Vừa thoáng tiếng còi tàu”

(Sân ga chiều em đi)

Nghe tiếng con tàu em không thể hiểu

Em không còn thấy nhớ những sân ga”

(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

Hay đó là những hình ảnh quen thuộc của con tàu gắn liền với những kỉ niệm của tác giả về hình ảnh cha và mẹ:

Nhớ năm xưa trên một con tàu ….

Cha ơi cha, cậy sợ tàu nó chạy ….

Cây đâu sợ mà tàu chạy đấy con

Nghe con tàu nhớ cây rên xiết mãi

Thương cả con tàu - tàu cũng cô đơn ….

Giá cây nhiều tàu có bạn sẽ vui hơn

Và xa tàu cây cũng không buồn đấy nhỉ

Trong toa tàu một em bé ngây thơ ….

Đón tàu mình mẹ có thấy không

Như giục giã con tàu lao tới

Cây ôm tàu hai cánh tay mát rượi

Trong long cây, tàu chẳng cô đơn

Tôi nghe tiếng con tàu reo hát”

(Cây trên đường)

Và cùng viết về biểu tượng con tàu – sân ga chúng ta không quên những câu thơ rất hay này:

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Con tàu lên Tây Bắc, anh đi chăng?

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?”

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Đó là những hình ảnh thúc giục những con người mới đến với những vùng đất mới đầy hứa hẹn.

Biểu tượng con tàu – sân ga trong thơ Xuân Quỳnh xuất hiện 126 lần và nó gắn với chia ly, hy vọng và kỉ niệm.

Liên hệ với biểu tượng con tàu trong Hai đứa trẻ(Thạch Lam) là ước mơ về một cuộc tốt đẹp hơn của chị em Liên và những người lao động nghèo khổ nơi phố huyện. Nó không chỉ chuyên chở những kỉ niệm đẹp thời quá khứ mà chị em Liên từng có, mà cứ hàng đêm nó lại mở ra trong tâm hồn của hai đứa trẻ những tia sáng. Đó là động lực, là niềm tin nhen nhóm lên hy vọng sống – nó buồn, nhưng đẹp.

Hay Nguyễn Bính cũng đã khắc tạc rất thành công hình ảnh con tàu – sân ga về những cảnh chia ly đầy cảm xúc:

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau Kẻ ở sân toa kẻ dưới tàu

Họ giục nhau về ba bốn bận Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu Có lần tôi thấy một bà già

Đưa tiễn con đi trấn ải xa Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng Lưng còng đổ xuống bóng sân ga”

(Những bóng người trên sân ga)

Hay những nuối tiếc về những ngày nghỉ hè sắp trôi qua, và chợt thoáng buồn vì phải sắp chia xa một vùng quê tươi đẹp:

Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu Chờ đêm nay; sáng sớm bước lên tàu

Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ

(Nghỉ hè – Xuân Tâm)

Và đó là những cảm xúc thoáng qua, như là quy luật, khiến lòng người ngẩn ngơ:

đoàn tàu đi qua để lại tiếng”

Dù là thời chiến hay thời bình, dù gặp gỡ hay ly biệt, tất cả là màu sắc của cuộc sống. Và nếu cuộc đời là những chuyến đi, chuyến đi để hoàn thành nhiệm vụ, chuyến đi công tác, chuyến đi thăm viếng, chuyến đi tham quan,…thì âu đó cũng là cuộc sống. Có ra đi mới mở mang tầm mắt, có khi ra đi mới biết quý trọng những gì quê nhà, tình thân. Biểu tượng con tàu - sân ga luôn vận động như quy luật của thời gian vậy. Cứ hẹn lại lên, nó không chờ bất cứ ai cả, nếu ai đến trễ đành chờ chuyến sau. Trễ nhưng không đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội khác. Hành trình của con tàu - sân ga như cuộc đời, đã được lập trình sẵn và hành khách phải thật nhanh chân để ngồi trên chuyến tàu ấy. Và tất cả những cảm xúc nhỏ, tinh tế, tự nhiên,… ấy Xuân Quỳnh đã kịp ghi lại qua biểu tượng nghệ thuật con tàu – sân ga.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)