7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3.1. Ngọn lử a Sinh hoạt đời thường
Là người phụ nữ lớn lên trong mồ côi, bếp lửa trở thành người bạn của Xuân Quỳnh. Nó xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, trong những suy tư của nữ sĩ về bản thân về cuộc đời, của những lo lắng của người mẹ yêu con, người bà yêu cháu, người vợ yêu chồng.
Với Xuân Quỳnh, bếp lửa như người bạn, luôn gắn bó với bà cũng như với tất cả những người phụ nữ giữ lửa khác:
“Chúng tôi có chậu có nồi có lửa”
(Thơ vui về phái yếu)
Hay
“Bàn tay trắng bắt đầu nhen bếp lửa”
(Nghe rét đến, nhớ về Hà Nội)
Và thật vui tươi, những hạt gạo được nấu chín thành cơm qua ngọn lửa: “Nồi cơm reo trên ngọn lửa bếp đèn”
(Bầu trời đã trở về)
Xuân Quỳnh cũng không quên cảm nhận về màu sắc của ngọn lửa mà ngày nào chỉ cùng nhìn thấy, bếp lửa cháy, như những gì cao cả nhất của người mẹ dành cho những đứa con mình hàng ngày.
“Bập bùng lửa bếp đã hồng”
(Lòng mẹ)
Và ngọn lửa cũng chính là nhân chứng cho những nghĩa cử cao đẹp của đạo vợ chồng:
“Hình như lửa đã tắt rồi”
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Và Xuân Quỳnh như những ngọn lửa vậy, tình yêu của bà dành cho chồng lúc le lói, lúc dâng trào, mênh mông, vút cao:
“Là bóng rợp trên con đường nắng lửa”
(Nói cùng anh)
“Tình yêu bùng như lửa cháy”
(Không bao giờ là cuối)
Và
“Em nhớ anh chập chờn như ánh lửa”
(Những năm ấy)
“Ngọn lửa nào đốt lòng tôi nung nấu”
(Một ngày đi)
“Đêm gió lạnh em xin làm ngọn lửa”
(Không đề I)
“Tán dừa xanh giữa lửa”
(Thành phố quê anh)
Và biểu tượng ngọn lửa cũng đã được Bằng Việt thể hiện rất thành công trong bài thơ Bếp lửa cũng là một minh chứng cụ thể về biểu tượng ngọn lửa gắn liền với sinh hoạt đời thường của con người.