Tiếng – Tình yêu con ngườ

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 64 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.1. Tiếng – Tình yêu con ngườ

Biểu tượng tiếng trong thơ Xuân Quỳnh biểu hiện tình yêu đôi lứa, tình yêu giữa con người với con người.

Một tiếng cười khanh khách Từ phòng múa vọng sang

…..

Tiếng đàn anh luyến luyến Nghe đầm ấm ngọt ngào”

(Ghét)

Tiếng tim anh đang đập vì em”

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác)

hay

“Chỉ nghe tiếng trái tim mình đập”

(Những năm ấy)

Thêm nữa

Lại hàng cây nghe tiếng thì thầm” (Thơ tình cho bạn trẻ)

Hay đó là âm thanh vang vọng của một người ai đó, không quen biết, nhưng Xuân Quỳnh đã nghe thấy được:

Tiếng ai hát bên kia đồi cọ nắng

(Trung du)

Còn lạ người lạ tiếng”

(Sân ga chiều em đi)

Quen và lạ, trước lạ - sau quen, tất cả Xuân quỳnh đều muốn thâu tóm và hòa nhập. Nữ sĩ ấy luôn nghe và cảm cho tất cả mọi người.

Và ngày cả những âm thanh của tiếng người đi, Xuân Quỳnh cũng khắc dạ: “Nhớ cồn cào tiếng guốc phố ta

Tiếng guốc ấy, chắc hẳn khác những âm thanh của những bước đi khác, nên đã để lại ấn tượng cho Xuân Quỳnh. Giữa bao âm thanh ồn ào, Xuân Quỳnh chọn lọc lại và nó trở thành biểu tượng trong thơ bà.

Và tình yêu con người ấy nó được chứa đựng trong tiếng cười, tiếng nói của em thơ. Còn gì đẹp hơn vẻ đẹp vô tư và nụ cười hồn nhiên của tuổi nhỏ. Xuân Quỳnh nhìn nó như xóa đi mọi vất vả trong cuộc đời và cũng chạnh lòng. Và đó chính là tiếng nói của Xuân Quỳnh đối với trẻ thơ và đối với chính bà.

Vui buồn trong tiếng nói, nụ cười em”

(Bàn tay em)

Hay đó là những âm thanh rất quen thuộc với các thành viên trong gia đình như bà, cha, – những người đã trực tiếp gắn bó và đối thoại hàng ngày với nữ sĩ. Tất cả đã đi vào thơ Xuân Quỳnh một cách tự nhiên:

Có tiếng bà vẫn mắng”

(Tiếng gà trưa)

Không tiếng nào đáp lại” (Gặp cha)

Tiếng nói nghe sao nhỏ nhẹ”

(Lòng mẹ)

Hay đó là giọng điệu cắt nghĩa, giảng giải cho con về những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống.

Tiếng ồn sinh tàu điện”

(Cắt nghĩa) “Thoáng tiếng cười đâu đó

Nghe tiếng con đạp thầm Bỗng như lên tiếng hát”

(Con chả biết được đâu)

“Mẹ mang về tiếng hát”

Hay trong những chuyến đi, hành trình khám phá với cuộc sống của nữ sĩ càng phong phú hơn khi nữ sĩ nhận ra các âm thanh khác nữa:

Như những tiếng vui cười các bạn Tiếng đàn bầu từ bên nhạc cổ Tiếng ai ca - lời ca tha thiết” (Một ngày đi)

“Còn quát thêm vài tiếng trước khi xa”

(Câu chuyện quanh vết bánh xe)

Và hàng loạt các âm thanh, tiếng khác nhau xuất hiện dồn dập, nó như tiếng còi thúc giục ra trận, cũng như thấy được sự lo âu, thấp thoảng của lòng người trong những ngày bom đạn, khi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Xuân Quỳnh đã nghe rõ rệt và phân biệt từng âm thanh một:

Tiếng yêu anh nói cùng em

Tiếng ngàn năm của những đêm hội chèo Tiếng người xưa nói với nhau

Tiếng yêu ông nói cùng bà ngày xưa Tiếng yêu ta nói cùng nhau

Tiếng yêu người nói với người

Giữa muôn tiếng khóc tiếng cười đua chen Giữa bao những tiếng xích xiềng khảo tra… Tiếng yêu mẹ nói cùng cha

Tiếng yêu của những người xưa Tiếng nói khác và cỏ cây cũng khác Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la Tiếng súng báo thông đường nơi trọng điểm Rộn tiếng hò liên tiếp bánh xe qua

Khi căn hầm rung tiếng khóc trẻ thơ”

Vâng, âm hưởng của hồn thiêng đất Việt nó vang dội và đánh thức tất cả mọi cá nhân vì một sứ mệnh chung – sứ mệnh giải phóng dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu, đặc biệt là trong bài thơ Việt Bắcchúng ta càng cảm nhận được không khí hùng tráng, thiêng liêng này hơn.

Một phần của tài liệu biểu tượng nghệ thuật trong thơ xuân quỳnh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)