7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4.2. Thuyền – Biển (Sông) – Tình yêu Tổ quốc
Và song song với điều trên, biểu tượng thuyền – biển ( sông) còn gắn liền với tình yêu tổ quốc và nó được cụ thể bằng tình yêu thiên nhiên:
“Mưa to thế chắc sông tràn bờ cỏ”
(Không đề I)
“Dòng sông chạy thành một nét vòng cung …
Em quên tên con sông và không nhớ rõ”
(Thành phố lạ)
“Vắng đồng muối mặn mòi, xa biển lúa ……..
Không phải đích của sông, vẫn gửi nắng cho buồm”
(Trung du)
“Dải sông Hồng mong đợi”
(Lịch mới)
“Tiếng thuyền ra biển rộng”
(Lịch mới)
Và trong chiến tranh, biểu tượng thuyền – biển –sông cũng gắn bó với con người:
“Do cát vàng với dòng sông đỏ ……..
Những năm chiến tranh người đi biển đi sông”
Thiên nhiên đẹp, nhưng nó cũng ẩn chứa trong đó những bất ổn mà con người phải đối mặt, lũ lụt, bão tố,…vẫn xảy ra. Tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc của nhà thơ vì thế càng được tăng lên gấp bội qua nỗi lo lắng, suy tư đó.
Dù là biểu tượng thuyền - biển (sông) thì chúng ta cũng thấy sự kết dính, phụ thuộc, tương hỗ, gắn bó nhau giữa chúng. Những biểu tượng này vừa thể hiện được những nốt lặng trong tâm hồn, đồng thời cũng thể hiện những cảm xúc khác của nữ sĩ về tình yêu đôi lứa, những trăn trở, suy tư, những khát khao, dự cảm,…đó là tình yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Trong Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) hình tượng nhân vật ông lái đò hay Ông già và biển cả (Hemingway), Thu Điếu (Nguyễn Khuyến), chiếc thuyền được nhắn đến, đó như là phương tiện, chuyên chở những giấc mơ, khát vọng và đồng thời là nhân chứng ghi lại những cảm xúc chân thực của con người. Dù đứng ở vị trí là một người lao động hay là một nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình, dù là không gian tĩnh hay động,…thì cũng thấy được sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người.
Và cùng là nói về tình yêu, nếu ở thơ Xuân Quỳnh, biểu tượng thuyền – biển (sông) được cất lên từ tâm hồn của người con gái, thì Xuân Diệu đã lắng nghe và đáp lại bằng giọng điệu của người con trai, cũng đậm chất thi vị - lãng mạn của tình yêu. “Ông Hoàng thơ Tình yêu” và “Nữ Hoàng thơ Tình yêu” đã có dịp đối đáp nhau. Xuân Diệu viết rằng.
“Anh không xứng là biển xanh Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê… Bờ đẹp đẽ cát vàng
-Thoai thoải hàng thông đứng Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi, hôn lại Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt… Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Là lúc triều yêu mến Ngận bến của ngày đêm Anh không xứng là biển xanh Nhưng cũng xin làm bể biếc Để hát mãi bên gành
Một tình chung không hết
Để những khi bọt tung trắng xóa Và gió về bay tỏa nơi nơi
Để những khi bọt tung trắng xóa Và gió về bay tỏa nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thỏa, Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!”
(Biển )
Cũng là biểu tượng sông, nhưng khác với cái nhìn của nữ giới, Hàn Mặc Tử cũng cất lên tiếng lòng:
“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín, Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng: “ – Chị ấy, năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang…”
Hay Văn Cao cũng trải lòng mình qua biểu tượng thuyền: “Tôi thả con thuyền giấy
Con thuyền giấy trôi”
(Trôi)
“Con thuyền đi qua Để lại sóng”
(Không đề )
Khác với văn học dân gian, cũng như trong thơ Hồ Xuân Hương, thơ Xuân Quỳnh không có biểu tượng ao, biểu tượng giếng. Không gian trong thơ Xuân Quỳnh được mở rộng hơn và gắn liền với địa hình mà thời đại Xuân Quỳnh sống. Không gian ấy tương ứng với dòng chảy của thời gian. Xuân Quỳnh là nhà thơ hiện đại, tiếp bước tiếng lòng của Hồ Xuân Hương vọng lại, Xuân Quỳnh đã cất cao giọng nói, ước vọng của mình với người, với đời và đã được đón nhận. Nếu như trong thời đại của Hồ Xuân Hương thì tiếng nói của phụ nữ bị kìm hãi thì tới giai đoạn của Xuân Quỳnh xã hội, cộng đồng có cái nhìn thoải mái và cởi mở hơn. Tiếng nói của nữ giới vẫn luôn song hành cùng nam giới và nó xóa bỏ mọi ranh giới về phân biệt giới tính.
Trong nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, những ca khúc về biển được các nhạc sĩ viết rất nhiều. Hình ảnh người chiến sĩ đứng canh ngoài biển đảo hay những thanh niên xung quang hy sinh, tình nguyện hiến mình cho tổ quốc ở những đảo xa,…tất cả là vẻ đẹp của con người. Đặc biệt, với những ai sinh ra gắn liền với những dòng sông và biển tâm hồn của họ rất phóng khoáng và mở rộng. Nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử là những tác giả đồng điệu với biển, với nữ sĩ Xuân Quỳnh. Hay Tế Hanh với bài thơ Nhớ con sông quê hương cũng làm thổn thức những ai đã từng biết yêu thương và gắn bó với xứ sở. Và cũng không có gì ngạc nhiên, khi nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh được phổ nhạc, nó đã được hát lên hòa vào tâm hồn của hàng triệu con người.
Ngoài các biểu tượng đơn và các biểu tượng kép trên, chúng ta thấy trong thơ Xuân Quỳnh còn xuất hiện các biểu tượng khác như: trăng, ngày và đêm, con trai-
con gái, vườn - lá – cây, người lớn – con nít, núi đồi – đồng bằng, nắng – mưa, mùa, ngôi nhà, con đường, phố,….tuy nhiên tần số ít nên trong khuôn khổ của luận văn, người viết chỉ tập trung khai thác các biểu tượng như đã trình bày. Trong các biểu tượng đó, có thể thấy rằng, biểu tượng bàn tay (100 lần), tiếng (71 lần), sóng – gió (nước) (167 lần) và thuyền – biển (sông) (169 lần) xuất hiện đậm đặc nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc, những biểu tượng đó gắn liền với tâm thức của Xuân Quỳnh ngay cả trong giấc mơ lẫn ngoài cuộc đời thực. Với người viết, ấn tượng nhất có lẽ là biểu tượng sóng. Là một người mê nhạc giao hưởng và thích biển, nên cứ mỗi lần nghe nhạc hay có dịp đặt chân đến biển, thì cảm giác rất thoải mái. Đứng trước biển với những điệu nhạc du dương từ sóng vỗ, con người ta như tìm thấy chính ta, tâm hồn ta trở nên thanh lọc và mát mẻ hơn bao giờ hết. Thiên nhiên, bà mẹ thứ hai và như một câu hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” (Lòng mẹ), đánh thức trong ta những tình cảm ngọt ngào nhất với đời, với người.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng, các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh đa dạng, phong phú và đầy màu sắc. Thơ Xuân Quỳnh nói chung có nhiều biểu tượng, và trong từng biểu tượng đơn hay từng biểu tượng kép chúng đều có nhiều nét nghĩa.
Đồng thời, chúng ta thấy rằng, các biểu tượng đơn và các biểu tượng kép có mối quan hệ tương quan với nhau. Có lúc thì tương phản, có lúc thì tương hỗ. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, chúng cũng kết nối với nhau hình thành nên biểu tượng chính trong thơ Xuân Quỳnh, đó là biểu tượng Tình yêu. Xuân Quỳnh, được biết đến là “Nữ Hoàng thơ Tình yêu” cũng là bởi toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của bà đã xây dựng một tượng đài mang tên Tình yêu sừng sững, mà ở đó, mỗi bài thơ là một viên gạch gắn chắc – bền vững.
Hồ Chí Minh từng viết rằng:
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép
(Cảm tưởng đọc thiên gia thi)
Vâng, thơ Xuân Quỳnh được viết bằng chính sự phong phú, muôn màu của cuộc sống thực. Bà không tô hồng, cũng không bôi đen, chính vì thế, những vần thơ của Xuân Quỳnh đậm chất thời sự và dễ đi vào lòng người là như vậy.
Chương 3. BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH – TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TÂN
Để lý giải vấn đề này, chúng tôi đứng từ góc độ phong cách nghệ thuật của nhà văn (nhà thơ) để lý giải. Sở dĩ như vậy là vì, khi nhắc đến một tác giả nào đó, người ta đề cập đến phong cách nghệ thuật của họ. Khái niệm phong cách nghệ thuật được hiểu là:
“Thứ nhất, đó là cái tôi riêng, độc đáo (có tính thẩm mỹ), mới lạ.
Thứ hai, được thể hiện cả nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm.
Thứ ba, phải thể hiện đều đặn, thống nhất, lặp đi lặp lại, xuyên suốt.
Thứ tư, phong cách nghệ thuật phải ngày càng cao, càng hoàn thiện, càng hoàn mỹ theo thời gian. Tức là có sự vận động và phát triển” [40; tr.13].
Và do đó, phong cách nghệ thuật chính là khẳng định vị trí, đóng góp của một tác giả nào đó trên văn đàn. Và trên văn đàn Việt Nam, ngoài Hồ Xương Hương ra, Xuân Quỳnh được xem là nhà thơ nữ có phong cách độc đáo nhất, ấn tượng nhất và có một vị trí nhất định trên văn đàn. Cụ thể phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh là “Nữ Hoàng thơ Tình yêu”: quan niệm mới mẻ trong tình yêu: chủ động, dám yêu, dám sống vì tình yêu đích thực, kiêu hãnh và tự hào về tình yêu của mình đang có, say đắm, giữ gìn, vun đắp và biết hy sinh cho tình yêu, tình yêu chân thành, mọi cung bậc cảm xúc đều được nhà thơ lột tả, sống thật với trái tim. Từ tình yêu bồng bột, hồn nhiên đến những rung động xao động, kín đáo, nhẹ nhàng, yêu là phải có niềm tin và khát vọng được hạnh phúc, đồng thời nhà thơ còn dự cảm một cách rất tinh tế [23; tr.47 - 77]. Đồng thời ở Xuân Quỳnh còn là tiếng nói của trách nhiệm công dân, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Tình yêu ấy còn là của người vợ, người mẹ, người chị, người con,…Bức tranh rộng lớn ấy vẫn lấy tình yêu làm tâm điểm. Và đó còn là khát vọng được sống, được cống hiến hết mình. Và ngoài những đặc điểm về phương diện nội dung, thì về mặt nghệ thuật nhà thơ Xuân Quỳnh để lại giọng điệu riêng. Các bài thơ của Xuân Quỳnh phần lớn là những mẫu chuyện, những giải bày tâm sự,…đa giọng điệu, đa đối tượng và nó
thường xuyên, ổn định và ngày càng phát triển, hoàn thiện qua những biểu tượng nghệ thuật. Ngoài các biện pháp nghệ thuật thường thấy, trong thơ Xuân Quỳnh đặc biệt ở chỗ, các bài thơ thường là kết cấu vòng tròn, được xây dựng bằng các hiệu ứng như lạ hóa, gợi nén, ám ảnh. Tất cả những nét phong cách nghệ thuật độc đáo đó Xuân Quỳnh đã biểu hiện ra bên ngoài bằng các biểu tượng nghệ thuật. Và chúng tôi sẽ tiến hành lí giải, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh qua các yếu tố khách quan (gia đình, quê hương, thời đại) và yếu tố chủ quan (phương diện tinh thần, tài năng nghệ thuật, vốn sống – vốn hiểu biết, quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật) và cần nhấn mạnh là yếu tố quyết định là yếu tố chủ quan. Đó cũng là cách lý giải việc hình thành các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh.
3.1.Truyền thống
3.1.1.Yếu tố khách quan 3.1.1.1. Gia đình
Gia đình là nơi gắn bó trực tiếp của mỗi con người. Là nơi hằng ngày ta ăn, ngủ, học tập, làm việc, vui chơi…Là nơi có những con người thân thiết, ruột rà, dòng họ. Đó là ông bà, cha mẹ, anh chị, cô chú…những người yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với chúng ta. Mọi người lớn lên là nhờ gia đình và cũng vì gia đình mà mỗi con người không ngừng phấn đấu và nỗ lực. Một người con ngoan ngoãn hay hư hỏng là tùy thuộc rất nhiều vào lối sống, tư tưởng và cách giáo dục của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình chi phối rất nhiều đến một con người, nhìn vào thái độ và cách sống là chúng ta có thể biết một người xuất thân từ gia đình nghèo, khá giả hay giàu sang. Và có người còn nói rằng, gia đình là điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc cuộc đời của mỗi con người.
Từ cơ sở trên, chúng ta có thể nói yếu tố gia đình ảnh hưởng rõ nét đến phong cách của nhà văn. Bởi lẽ, phong cách của nhà văn được hình thành và hoàn thiện dần theo thời gian. Và đặc biệt ở những ngày ấu thơ, giai đoạn hoàn chỉnh về thể chất và tâm hồn, nhà văn rất dễ bị ảnh hưởng bởi ở gia đình và điều đó góp phần hình thành phong cách của nhà văn sau này. Chắc rằng, lớn lên bên gia đình, thì ai
cũng bị tác động bởi những người thân trong gia đình và dòng họ. Phan Huy Ích cũng đã nói về vai trò của gia đình đối với nhà văn: “Thành một nhà văn là việc nhỏ, một nhà văn mà đời nọ nối đời kia, chi này truyền chi khác, là một việc quý…Tất phải là dòng dõi văn nhân, người trước sáng tác, người sau noi theo, dòng nước xa nguồn mà vẫn tràn lan”. Thật vậy, những tư tưởng, những bài học về Nho giáo mà Nguyễn Du được tiếp thu từ người cha và dòng họ đã làm nên sự uyên bác trong phong cách sau này của ông. Hay là sự giản dị, mộc mạc trong những lời ru của mẹ sẽ là hành trang giúp nhà văn có được cái ngọt ngào, trìu mến, đậm chất dân gian mà chúng ta thấy rất rõ ở Tố Hữu. Đó là khí phách anh dũng của ông, của cha,….để rồi cứ như một sự tự nhiên, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng phảng phất trong những đứa con tinh thần của họ, ví như trường hợp của đại văn hào Nguyễn Trãi. Hay là sự chịu thương, lòng nhân ái của mẹ,…để rồi người đọc không nhầm lẫn đâu được một phong cách dạt dào tinh thần nhân đạo, vị tha của ngòi bút Nguyên Hồng… Tất cả, tất cả những điều đó góp phần tạo nên phong cách của nhà văn.
Qua đây, chúng ta thấy rằng, gia đình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến phong cách của một nhà văn [40; tr.16].
Xuân Quỳnh có một xuất thân đặc biệt, mồ côi mẹ, sống với bà nội từ nhỏ, hơn nữa lại không hạnh phúc với cuộc đời tư, nên Xuân Quỳnh khát khao, yêu mãnh liệt, gắn bó với từng người. Xuân Quỳnh càng thiếu thốn tình cảm bao nhiêu, càng thể hiện mãnh liệt bấy nhiêu. Các biểu tượng lần lượt xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh đó là những khát khao tình cảm của nữ sĩ.
Cùng với hình ảnh người bà mà Xuân Quỳnh gắn bó từ nhỏ và người mẹ mất sớm, hình ảnh chị gái Đông Mai là những hình tượng phụ nữ thật ngoài đời trong gia đình có tác động sâu sắc đến việc hình thành biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là biểu tượng bàn tay. Xuân Quỳnh viết về bàn tay, không chỉ là bàn tay của riêng nữ sĩ, mà là bàn tay của phụ nữ trăm công ngàn việc và bàn tay chính là đại diện cho người phụ nữ như phần trên đã trình bày. Chính những người phụ nữ trên là những bức tranh sinh động nuôi dưỡng tâm hồn Xuân Quỳnh từ
những ngày ấu thơ cho đến khi chị ra đi mãi mãi. Những bài học, những kiến thức, những nỗi niềm, những cảnh ngộ của bà, của mẹ, của chị, Xuân Quỳnh đã kế thừa và đưa vào thơ một cách tự nhiên. Xuân Quỳnh nhìn cuộc sống rộng lớn hơn, toàn diện hơn. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ là những ám ảnh cá nhân, mà nó có cội nguồn từ trong cộng đồng của cả một bộ phận lớn đó là nữ giới.
Người chồng đầu tiên của Xuân Quỳnh là nghệ sĩ violon Lưu Tuấn, người chồng thứ hai và là người Xuân Quỳnh đặc biệt yêu thiết tha là Lưu Quang Vũ – đây là những đối tượng cụ thể để từ đó các biểu tượng nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh hình thành. Các biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh xét cho cùng cũng để cất lên tiếng nói của thân phận người phụ nữ, tiếng nói ấy cũng là muốn đối thoại