7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1.1. Bàn tay Gia đình
Đó là hình ảnh vui tươi, rạo rực, như em bé nhận được quà, khi năm mới cả nhà cùng đón Tết.
“Năm mới cầm trên tay”
(Lịch mới)
Hay đó là tình thương ruột thịt, thiêng liêng, gắn bó với người bà nuôi dưỡng Xuân Quỳnh thuở nhỏ
“Tay bà khom soi trứng”
(Tiếng gà trưa)
Hay là những tri thức quý báu mà Xuân Quỳnh yêu quý, cũng như dôi bàn tay
“Trang sách ngợi ca về những bàn tay”
(Vườn trong thư viện)
Và còn nữa những tâm sự về chính cuộc đời Xuân Quỳnh hay cũng chính là những dự cảm, trăn trở về những đứa con hàng ngày do chính Xuân Quỳnh nuôi dưỡng, chăm sóc. Nhà báo Lưu Minh Vũ, người con riêng của Lưu Quang Vũ có lần tâm sự rằng, chính má Quỳnh là người nuôi dạy cậu từ những ngày ấu thơ, má Quỳnh nhổ răng, má Quỳnh viết thơ tặng cậu,…đó là nghĩa cử sâu nặng, công dưỡng dục được ví như công sinh thành vậy.
“Để khi khôn lớn con cầm trên tay”
(Tuổi thơ của con)
“Như lệ thường con thép mẹ giơ tay”
(Đưa con đi sơ tán)
“Tay con với con chuồn ớt bay cao”
(Những người mẹ không có lỗi)
Hay bàn ta quen với những sinh hoạt đời thường, đi chợ, nấu ăn, Xuân Quỳnh viết rằng:
“Con dao chẳng chịu cái tay”
Người phụ nữ ấy, người phụ nữ sinh ra đã sớm mồ côi mẹ, và quen với việc tự chăm sóc bản thân. Và những lúc nghĩ về mình, Xuân Quỳnh thấy thương cho thân phận của bà. Khác với những phụ nữ khác, Xuân Quỳnh sinh ra đã bất hạnh và đôi lúc chị quên mình là phụ nữ, quên rằng vẻ đẹp của người con gái được thể hiện qua bàn tay:
“Tôi chợt nghĩ đến bàn tay và xấu hổ ……
Đã lâu rồi tôi quên có bàn tay
(Cơn mưa không phải của mình)
A mùa xuân như cầm được trên tay”
(Sẽ có mãi cô bé mười sáu tuổi)
Và đó là bàn tay của người mẹ, chăm sóc con từng giấc ngủ: “Tay mẹ đẩy đều đều
Hãi hùng xa tay mẹ”
(Ru con)
Nhưng dù bàn tay ấy có xấu xí, có vất vả, có làm đủ mọi việc đi nữa, thì Xuân Quỳnh cũng yêu quý nó, xem nó như báu vật của mình, và cũng không quên kiêu hãnh về nó.