Đặc điểm vận tải hàng không

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 25 - 29)

1.3.1.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển của hàng không thế giới

Ngày nay, ngành hàng không trên thế giới phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, để có được những thành tựu như bây giờ, ngành hàng không đã phải trải qua các giai đoạn như sau:

a. Giai đoạn thứ nhất: Phát minh ra qủa khí cầu

Vào thế kỷ 15, người ta tìm thấy một số tài liệu và mô hình phác họa những quy tắc về việc chế tạo máy bay của nhà danh họa trứ danh Léonard de Vincy. Những mô hình này đã cho thấy mong muốn của con người muốn bay lên không trung ngay khi nền khoa học kỹ thuật còn ở trong thời kỳ sơ khai. Mặc dù vậy, việc chinh phục không gian chỉ thực sự bắt đầu vào ngày 14/06/1873, khi quả kinh khí cầu do anh em Montgolfier sáng chế và đạt được sự thành công lần đầu tiên tại Pháp. Sau đó liên tiếp có nhiều cuộc bay thử khác nhưng những cuộc bay thử này không mang lại một cải tiến kỹ thuật nào đáng kể. Mãi đến năm 1903 chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện.

b. Giai đoạn thứ hai: Hình thành ngành kỹ nghệ hàng không

Anh em nhà Wright đã thành công khi cho bay lên trời “một vật nặng hơn không khí”, di chuyển bằng sức đẩy động cơ trong vòng 12 giây vào ngày 27/12/1903 . Sự thành công này đã khích lệ những chuyến bay thử khác. Henry Farman bay vòng thành công một cây số năm 1908 (lần thứ nhất) và lần thứ hai vào ngày 03/11/1909, bay trong vòng 4 giờ 6 phút. Ngày 25/07/1909, Blerict bay xuyên biển Manche và ngày 23/09/1910, Chauves đã bay vượt núi Alpes. Đến năm 1927, Lindbergh đã bay thành công từ New York đến Paris vượt Đại Tây Dương. Những thành công này đã đánh dấu sự hình thành một ngành kỹ nghệ mới: Ngành kỹ nghệ hành không.

c. Giai đoạn thứ ba: Sử dụng máy bay vào công tác vận chuyển

Ngay sau các sự kiện trên, hàng không đã được vận dụng vào việc chuyên chở thư tín. Trong khoảng 3 tuần, để đánh dấu ngày kỷ niệm lễ lên ngôi của George VI, số thư tín vận chuyển đã đạt con số đáng kể: 25.000 bức thư và 90.000 bưu thiếp.

Trong khoảng thời gian từ tháng 03/1912 đến tháng 11/1913, công ty Delag (công ty thương mại hàng không đầu tiên trên thế giới) đã thực hiện được 888 chuyến bay với số hành khách chuyên chở là 19.000 hành khách.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, máy bay – một phát minh mới của thời đại được các nhà cầm quyền sử dụng như một loại vũ khí mới phục vụ chiến tranh. Do đó, khi chiến tranh thế giới kết thúc vào năm 1918, ngành hàng không đã thừa hưởng một di sản khổng lồ về máy bay đủ mọi loại khoảng 3600 chiếc. Chuyến bay thường lệ lần đầu tiên được khai thác sau đó. Những sự kiện này đã nhanh chóng dẫn tới sự lan rộng một mạng lưới đường bay từ châu Âu tới các nước thuộc địa ở châu Âu, châu Á và châu Úc trong những năm 1929-1930. Ở Mỹ, các chuyến chở khách thường lệ được hình thành từ năm 1925 mà khởi đầu tập trung vào chuyên chở thư tín. Còn ở nước Nga, nhờ sự cộng tác với nước Đức đã cho phép mở các chuyến bay thường lệ vào năm 1922.

Khi nhu cầu của khách hàng tăng lên thì các máy bay mới xuất hiện. Chiếc máy bay Hanley Page Hannibal đầu tiên sản xuất năm 1930, đã chuyên chở được 38 hành khách. Chiếc Douglas DC3 sản xuất năm 1935 chuyên chở được 21 hành khách.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai là sự thúc đầy quan trọng đối với sự phát triển kỹ thuật của máy bay, đặc biệt tại Mỹ. Kỷ nguyên của các máy bay phản lực ra đời khi chiếc máy bay Boeing 707 được sản xuất năm 1958.

Sự ra đời của công ước Chicago (14/04/1944) và tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO (1947) cũng như sự hình thành hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA (1945) đã đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển của hàng không thế giới.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 1000 hãng hàng không. Trong đó, có những hãng hàng không khổng lồ và một số lượng rất lớn các hãng hàng không nhỏ, đặc biệt tại Mỹ.

Có thể nói, trải qua 3 giai đoạn phát triển, ngành hàng không ngày nay đã trở thành một ngành giao thông tiên tiến nhất. Hiện nay máy bay đã bay xa tới hơn 10.000 km, tốc độ trung bình là 850-900km/h và là phương tiện giao thông an toàn, tiện nghi và nhanh chóng nhất. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, những

tiến bộ vĩ đại, song các nhà khoa học hàng không vẫn không ngừng nghiên cứu để đưa ngành vận tải hàng không tiến xa hơn nữa.

1.3.1.2 Đặc điểm của vận tải hàng không

Trong ngành vận tải nói chung, giá trị sử dụng của nó là sự thay đổi về mặt không gian của đối tượng được vận chuyển. Tuy nhiên, sản phẩm vận tải hàng không có một số đặc điểm nổi bật, khác biệt so với các phương thức vận tải khác, cụ thể là:

- Về tầm vận chuyển: Vận tải hàng không chỉ thực sự có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm xa.

- Về tốc độ vận chuyển: Với tốc độ bình quân 800km/h, vận chuyển hàng không đã tiết kiệm thời gian so với các phương thức vận chuyển khác.

- Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không đã và đang cung ứng cho khách hàng dịch vụ có tiện nghi và văn minh nhất từ khâu đạt chỗ, phục vụ tại sân bay, trên máy bay...

- Về chi phí vận chuyển: Cùng một độ dài vận chuyển thì chi phí bằng tiền cho vận tải hàng không là cao nhất so với các phương thức vận tải khác.

Xu hướng phát triển của ngành hàng không thế giới a. Tư nhân hóa các hãng hàng không

Tư nhân hóa tức là giảm sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào hãng hàng không, với các mức độ khác nhau:

- Không có sự tham gia của Nhà nước

- Không có sự tham gia của công dân nước ngoài - Sở hữu chính của công dân của nước sở tại - Không hạn chế sở hữu với công dân nước ngoài.

b. Tự do hóa vận tải hàng không

Mức tăng trưởng kinh tế thế giới và sự phát triển của ngành hàng không có mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại và là tiền đề phát triển của nhau. Trong xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa hoạt động thương mại, tài chính, đầu tư,..., vận tải hàng không càng có vai trò quan trọng trong việc kết nối và thúc đẩy nền kinh tế

giữa các nước và giữa các khu vực trên thế giới. Nhu cầu tự do hóa vận tải hàng không là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế thế giới.

Làn sóng tự do hóa đang lan rộng. Bắt đầu từ phi điều tiết thị trường nội địa Mỹ, sau đó đến hiệp định mở cửa bầu trời giữa một số nước, rồi đến sự kiện cộng đồng châu Âu phi điều tiết hoàn toàn vận tải hàng không vào năm 1997. Vòng đàm phán Urugoay của GATT kết thúc với sự ra đời của WTO đã đặt dịch vụ vận tải hàng không vào khuôn khổ hiệp định đa phương. Các nguyên tắc của GATT bước đầu đã áp dụng vào một số lĩnh vực của ngành này.

c. Liên minh giữa các hãng hàng không

Việc hình thành các liên minh toàn cầu đã và đang trở thành xu hướng hợp tác giữa các hãng hàng không và cũng là đòi hỏi khách quan đối với các hãng hàng không. Trong môi trường kinh tế toàn cầu, hành khách muốn đi lại trên khắp thế giới nhưng không có hãng hàng không đơn lẻ nào lại có mạng đường bay khắp thế giới. Vì vậy, các hãng hàng không phải thành lập các liên minh toàn cầu để có thể đáp ứng nhu cầu này, tận dụng các cơ hội khai thác thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh. Hiện nay, có 5 liên minh hàng không lớn trên thế giới là Star Alliance, Onewordl, Qualiflyer, Wings và Sky Team.

Trong xu hướng ngày càng nới lỏng sự điều tiết và tiến tới sự tự do hóa vận tải hàng không, các hãng hàng không khó có thể đứng độc lập mà vẫn hoạt động một cách hiệu quả. Sự hợp tác trên mọi lĩnh vực với nhiều phương thức khác nhau đã dần dần thay thế các phương thức kinh doanh truyền thống của ngành hàng không. Đứng dưới dưới góc độ thuần túy về mặt kinh tế, việc tham gia vào liên minh toàn cầu có vẻ như không cần suy nghĩ. Mặc dù vậy cũng có những mặt trái của liên minh khiến cho các nhà quản lý phải trù liệu trước.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w