Giải pháp liên quan đến sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 82 - 84)

Sản phẩm cứng của VN trên đường bay Việt-Nhật cần phải ưu tiên đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật bản về ngày khai thác, giờ đi/đến đảm bảo phục vụ tốt các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng người Nhật. Bởi đối với người Nhật Bản, là những người có thu nhập cao nhất thế giới, thì họ quan tâm đến chất lượng dịch vụ hơn là giá cả. Nếu chất lượng không tốt, máy bay không hiện đại, lịch bay thường xuyên thay đổi, hãng hàng không hay chậm, hủy chuyến…thì sẽ tạo một ấn tượng không tốt cho người Nhật, và lần sau họ sẽ lập tức chuyển sang sử dụng hãng hàng không khác.

Để có được một lịch bay ổn đinh, hạn chế chậm, hủy chuyến trên đường Việt- Nhật, VPMB cần phối hợp với Tổng công ty xây dựng kế hoạch sử dụng máy bay sớm để chủ động trong việc điều phối, thu xếp lịch bay, đồng thời xây dựng kế hoạch bảo dưỡng định kỳ từng máy bay nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất, an toàn nhất cho máy bay. Bên cạnh đó, VPMB cũng cần phối hợp với Tổng công ty xây dựng các phương án dự phòng máy bay nhằm hạn chế tối đa việc chậm, hủy chuyến.

Sau khi ổn định lịch bay nhằm giúp khách hàng, đặc biệt là khách hàng Nhật bản nhận biết được sản phẩm của mình trong thời gian đầu khai thác, Vietnam Airlines cần phải điều chỉnh lịch bay trên đường Việt Nam-Nhật bản linh hoạt, phù

hơp với biến động của thị trường, có thể tăng chuyến vào giai đoạn cao điểm và giảm chuyến vào giai đoạn thấp điểm, nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác.

Về dịch vụ trên không, VN cần bổ sung tiện nghi giải trí trên máy bay. Theo kết quả điều tra cộng đồng Nhật Bản, việc trang bị các màn hình cá nhân tại mỗi ghế ngồi hạng Phổ thông, tạp chí tiếng Nhật trên các chuyến bay là việc cần phải tiến hành. Đối với khách hàng cộng đồng Nhật Bản, đây chỉ là yêu cầu cơ bản cần phải có. Nếu không có các chi tiết này, khách hàng sẽ không hài lòng với sản phẩm của Vietnam Airlines.

Tuy nhiên, việc trang bị màn hình cá nhân, bổ sung tạp chí tiếng Nhật sẽ làm tăng chi phí, đặc biệt đối với việc đầu tư màn hình cá nhân tại mỗi ghế ngồi. Điều này có thể khắc phục được hay không còn phụ thuộc vào sự cân đối nguồn lực của Tổng công ty.

Bên cạnh việc trang bị màn hình cá nhân, bổ sung tạp chí tiếng Nhật tại ghế ngồi, Vietnam Airlines cũng cần cung cấp thêm các giải trí khác như các sách hướng dẫn chơi những trò chơi tại chỗ như giải ô chữ, hay những bài tập thể dục trên chuyến bay, triển khai dịch vụ “Good Sleep Service”, đây là dịch vụ đã được JL triển khai. Dịch vụ này rất đơn giản chỉ là dịch vụ cho phép khách hàng chủ động trong việc ăn, uống trên máy bay theo yêu cầu, không bị đánh thức dậy để phục vụ ăn, uống theo quy trình thông thường. Dịch vụ này hoàn toàn có thể áp dụng dễ dàng trên các chuyến bay của VN và nó hòan tòan phù hợp đối với các chuyến bay từ Việt Nam đi Nhật Bản thường cất cánh vào lúc 12h đêm.

Ngoài ra, thái độ phục vụ cũng như sự chuyên nghiệp của tiếp viên trên máy bay rất quan trọng. Đối với các đường bay dài 4-5 tiếng như đường bay Việt –Nhật, thì thái độ phục vụ của tiếp viên trên máy bay rất được khách hàng quan tâm và chú ý. Chính vì vậy, VPMB cần phối hợp với Tổng công ty xây dựng các tiêu chuẩn phục vụ trên không một cách thống nhất để chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng đạt mức độ tốt nhất, đồng đều nhất. Không chỉ thế, tiếp viên cũng cần phải sử dụng tốt tiếng Nhật, giao tiếp với khách hàng Nhật bằng tiếng Nhật. Việc phát thanh bằng tiếng Nhật của tiếp viên cũng phải được thực hiện đẩy đủ và đồng bộ.

Sản phẩm kết hợp với du lịch: Du lịch và hàng không đều là ngành dịch vụ có đối tượng chung để phục vụ là khách du lịch. Do vậy, để đảm bảo thu hút được

nguồn khách này cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo ấn tượng tốt cho du khách khi đến Việt Nam. Vì vậy, Văn phòng khu vực miền Bắc nói riêng, Tổng công ty hàng không Việt Nam nói chung cần có có sự hợp tác, liên kết với các công ty du lịch, cùng nhau xây dựng các chương trình sản phẩm đồng bộ, trọn gói, kết hợp giữa sản phẩm hàng không và sản phẩm du lịch, nhằm đáp ứng được tốt nhất cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch từ xứ sở hoa anh đào, thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w