Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 74 - 77)

2.5.2.1 Tồn tại

Mặc dù có ưu điểm về sản phẩm là sử dụng loại máy bay mới với độ an toàn cao nhưng nhược điểm của VN trước hết thể hiện ở việc chưa tận dụng được ưu điểm đó trong các họat động quảng cáo, tuyên truyền của mình. Bên cạnh đó, mặc dù là loại máy bay hiện đại nhưng trang thiết bị giải trí trên chuyến bay lại có phần thua kém JL: màn hình cá nhân, tạp chí tiếng Nhật.

Một yếu tố khiến du khách Nhật ít hứng thú với các chuyến bay của VN là do sự hạn chế về khả năng ngoại ngữ cùng với kiến thức hiểu biết về lịch sử, xã hội, con người, đất nước Nhật bản của nhân viên, tiếp viên hàng không Vietnam Airlines.

Mặc dù có mạng lưới đại lý rộng nhưng mức độ hợp tác giữa VPMB và các đại lý còn chưa cao. Chưa có chính sách đảm bảo đại lý làm đúng chức năng của mình là tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng VNA.

Do sự nghèo nàn của website và sự hạn chế trong giao tiếp với người Nhật Bản tại các phòng vé của VPMB nên kênh phân phối trực tiếp thông qua phòng vé và website không phát huy hiệu quả nhiều.

Mặc dù các hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện nhiều hơn so với JL nhưng nội dung của các hoạt động còn chưa đạt được hiệu quả cao. Các chương trình khuyến mại có kết quả hạn chế (khuyến mại nhân dịp lễ sum họp), kênh thông tin đến đối tượng khách cộng đồng Nhật Bản chưa được xác định.

Nhìn chung, các giải pháp về kênh phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là những giải pháp còn có nhiều hạn chế thể hiện ở đặc điểm chưa có sự gắn kết giữa các giải pháp với đặc điểm của cộng đồng mục tiêu. Tuy nhiên, để có các giải pháp hiệu quả, trước hết cần thiết phải có sự nghiên cứu về đặc điểm của đối tượng khách hàng.

2.5.2.2 Nguyên nhân của tồn tại a. Nguyên nhân chủ quan

Về chất lượng dịch vụ của VN cung cấp cho khách hàng ít có sự biến đổi để tạo nên sự đột phá trong chất lượng, gây sự hứng thú trong chuyến đi của khách. Các dịch vụ miễn phí cung cấp cho khách hàng còn ít và không đa dạng.

Dễ nhận thấy thông tin quảng cáo du lịch về Việt Nam ở Nhật Bản rất hạn chế. Du lịch và hàng không cùng khai thác một loại khách hàng song sự phối hợp, hợp tác giữa hai ngành còn thiếu chặt chẽ. Một số hoạt động xúc tiến tại Nhật Bản vẫn được mỗi ngành tiến hành riêng rẽ, thiếu thông tin và thiếu sự thống nhất về quan điểm và kế hoạch triển khai.

Uy tín của Hàng không Việt Nam chưa cao trên thị trường Nhật, bên cạnh một hãng hàng không hùng mạnh cả về vật chất và uy tín là Japan Airlines, mặt khác người Nhật có tính dân tộc cao nên có nhiều người sử dụng hàng không Nhật.

Một nguyên nhân nữa là: người Nhật rất tôn trọng thời gian và lời hứa, song tình trạng chậm, huỷ chuyến bay của VN vẫn xảy ra nhiều, làm giảm lòng tin và uy tín. Các chuyến bay bị chậm, huỷ ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân như: thời tiết, việc điều hành, sắp xếp lịch bay chưa hợp lý, trong đó một “thủ phạm” chính là thiếu máy bay dự bị. Vì vậy khi một máy bay nào đó bị trục trặc chuyến bay bị huỷ là kéo theo hàng loạt chuyến bay thuộc chặng bay kế tiếp bị huỷ bỏ...

b. Nguyên nhân khách quan

Thủ tục xin Visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà và tốn kém, là những điều mà người Nhật ngại khi muốn đi du lịch thoải mái nhanh chóng.

Cơ sở vật chất, chất lượng của VN cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người Nhật. Đồng thời về địa điểm du lịch, cơ sở để thu hút khách du lịch còn chưa được

đầu tư đúng đắn, trong lúc đó các nước trong khu vực có nhiều ưu điểm để thu hút du khách hơn.

Trong điều kiện chính phủ Nhật có những chính sách bảo hộ đối với các hãng hàng không của Nhật, tạo thuận lợi cho Nhật và bất lợi cho Việt Nam. Trong khi tại Việt Nam các chính sách bảo hộ của nhà nước đối với VN chưa đạt hiệu quả cao.

Cơ sở hạ tầng tại các sân bay của Việt Nam còn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời Việt Nam chưa thực sự có một môi trường làm ăn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng kết lại, chương 2 đã áp dụng cơ sở lý luận về Marketing dịch vụ ở chương 1 để phân tích thực trạng hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng người Nhật tại Văn phòng khu vực miền Bắc, tổng công ty hàng không Việt Nam. Đặc biệt, bên cạnh phân tích được mô hình SWOT đường bay Việt Nam-Nhật Bản của VN, ở chương 2, các chiến lược của Marketing dịch vụ mà VPMB sử dụng để thu hút nguồn khách người Nhật lựa chọn sản phẩm của mình, cũng được trình bày khá cụ thể. Từ phân tích thực trạng hoạt động Marketing của VPMB, chương 2 cũng đã tổng kết được một số ưu điểm, mặt tồn tại và các nguyên nhân của tồn tại đó nhằm giúp đề xuất một số giải pháp hỗ trợ VPMB có thể thu hút nhóm khách hàng Nhật Bản một cách có hiệu quả hơn ở chương sau.

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG NHẬT BẢN

CỦA VĂN PHÒNG KHU VỰC MIỀN BẮC-VNA

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI ĐƯỜNG BAY NHẬT BẢN CỦA VIETNAM AIRLINES

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động Marketing đối với nhóm khách hàng Nhật bản của Văn phòng Khu vực miền Bắc - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.doc (Trang 74 - 77)