Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 171 - 176)

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mỡ t−ơi: Cũng nh− đối với sản xuất nấm sò, chi phí sản xuất nấm mỡ cũng tăng dần qua hai năm, nh−ng giá bán sản

5. Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

5.1. Kết luận

1. Yên Khánh là vùng có lợi thế trong phát triển sản xuất nấm ăn. Có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để cung cấp cho các vùng khác và thực hiện xuất khẩu. Yên Khánh có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất nấm ăn do có điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh tr−ởng và phát triển của các loại nấm. Mặt khác huyện có nguồn nguyên liệu dồi dào là rơm rạ cùng với lực l−ợng lao động nhàn rỗi cao. Đồng thời đã xây dựng Trung tâm sản xuất giống tại huyện. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nấm ăn.

2.Qua khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi có thể nêu lên thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện Yên Khánh trong thời gian qua.

+ Về quy mô sản xuất:

Quy mô sản xuất đã đ−ợc mở rộng, thể hiện số hộ tham gia sản xuất nấm ăn tăng lên qua các năm (tăng từ 108 hộ lên 466 hộ) và phát triển hầu khắp các xã trên địa bàn huyện. Đã thành lập hai cơ sở sản xuất nấm ăn tập trung. Đối với hộ quy mô sử dụng nguyên liệu ngày càng tăng, trung bình từ 3000 kg trở lên trong một vụ sản xuất.

+ Năng suất và sản l−ợng các loại nấm ăn tăng dần qua các năm. Năm 2003 đã đạt sản l−ợng 809,75 tấn nấm t−ơi các loại, trong đó: nấm sò 477,3 tấn, nấm mỡ 36,4 tấn, nấm rơm 6,25 tấn, các loại nấm ăn khác 289,8 tấn. Sản phẩm nấm ăn phát triển đa dạng gồm nấm t−ơi, nấm khô và nấm muối.

+ Giá trị sản xuất của nấm ăn bằng 0,53% so với tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong năm 2003.

+ Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngày càng đ−ợc chú trọng về các mặt nhất là công tác giống, công nghệ và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân.

+ Về tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: L−ợng sản phẩm tiêu thụ tăng dần qua các năm. Nấm sò t−ơi số l−ợng tiêu thụ tăng từ 44,06 tấn lên 253,34 tấn, trong năm 2003 đã tiêu thụ đ−ợc 20 tấn nấm sò khô, 2,3 tấn nấm mỡ muối, 5,62 tấn nấm rơm t−ơi. Nấm mỡ t−ơi l−ợng tiêu thụ tăng từ 3,6 tấn lên 30,94 tấn.

Sản phẩm đ−ợc tiêu thụ thông qua hình thức bán trực tiếp cho ng−ời tiêu dùng và thông qua trung gian. Xu h−ớng chung là giảm dần tỷ lệ sản l−ợng sản phẩm tiêu thụ trực tiếp, tăng tỷ lệ sản l−ợng sản phẩm tiêu thụ thông qua trung gian. Giá bán sản phẩm ít biến động qua các năm và thấp hơn so với các địa ph−ơng khác. Nhìn chung sản phẩm sản xuất ra đều đ−ợc tiêu thụ hết.

+ Một vấn đề cơ bản và quan trọng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là đã thành lập đ−ợc Trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu H−ơng Nam. Trung tâm đã cung ứng giống kịp thời cho sản xuất, đảm bảo chất l−ợng, thực hiện tập huấn công nghệ cho hộ. Đồng thời trung tâm cũng là đầu mối khơi thông thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm trong huyện.

3. Hiệu quả sản xuất

+ Sản xuất và tiêu thụ nấm ăn đã đảm bảo cho ng−ời sản xuất có lãi. ở hình thức sản xuất tập trung thu đ−ợc lợi nhuận cao hơn so với hộ. Tính trung bình sản xuất một tấn nguyên liệu hộ lãi với nấm sò t−ơi từ 820300đ - 888200đ, nấm mỡ t−ơi từ 322200đ- 532800đ, nấm rơm t−ơi 84400đ. Sản xuất và chế biến một tấn nấm sò khô hộ lãi 6592000đ, Trung tâm nấm lãi 9082000đ. Với nấm sò t−ơi Trung tâm nấm có lãi từ 956500đ-1240200đ/tấn nguyên liệu, với nấm mỡ t−ơi là 564500-853600đ/tấn nguyên liệu, với nấm rơm t−ơi là 337000đ/ tấn nguyên liệu. Sản xuất và chế biến một tấn nấm mỡ muối lãi 2118800đ.

+ Nếu so với một số ngành khác nh− sản xuất lúa và nuôi lợn thì sản xuất nấm có lợi hơn nhiều.

+ Thực tế sản xuất nấm ăn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm cho ng−ời lao động và còn làm lành mạnh hoá môi tr−ờng sinh thái.

4. Tuy vậy trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện cũng còn một số khó khăn và tồn tại cần giải quyết

+ Năng suất nấm rơm và nấm mỡ thấp so với định mức kinh tế kỹ thuật và so với một số địa ph−ơng khác. Phân vùng sản xuất tập trung ch−a rõ nét

+ Thị tr−ờng tiêu thụ ch−a thực sự ổn định, hình thức tiêu thụ còn ở cấp độ thấp, ng−ời dân trong vùng ch−a có thói quen và tập quán ăn nấm.

5. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có một số yếu tố ảnh h−ởng chính đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện. Mỗi một yếu tố tác động ở một mức độ nhất định.

+ Kỹ thuật và công nghệ: Có ảnh h−ởng t−ơng đối lớn đến năng suất và phẩm chất các loại nấm ăn. Vì vậy ng−ời sản xuất phải tuân thủ các khâu kỹ thuật một cách nghiêm ngặt, lựa chọn nguyên liệu sản xuất cho phù hợp.

+ Giống nấm: Có ảnh h−ởng lớn đến năng suất và phẩm chất của nấm, vì vậy công tác tổ chức cung ứng giống phải kịp thời và lựa chọn giống tốt cho sản xuất.

+ Thời vụ: Muốn nói lên ảnh h−ởng của thời tiết khí hậu đến năng suất các loại nấm ăn, hiện nay vấn đề này ch−a khống chế đ−ợc, chỉ bằng cách nuôi trồng đúng thời vụ.

+ Thu hái và chế biến: ảnh h−ởng đến chất l−ợng của nấm ăn.

+ Quy mô sản xuất: ảnh h−ởng đến vấn đề kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng quy mô là tăng hiệu quả.

+ Trình độ ng−ời lao động: thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau đ−a đến kết quả và hiệu quả khác nhau.

+ Thị tr−ờng tiêu thụ: ảnh h−ởng lớn đến số l−ợng sản phẩm tiêu thụ 6. Trên cơ sở định h−ớng chung là phấn đấu để ngành sản xuất nấm ăn trở thành ngành sản xuất chính trong huyện, phấn đấu đến năm 2010 có thể sản xuất đ−ợc trên 7000 tấn nấm th−ơng phẩm. Đồng thời tăng c−ờng tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến. Chúng tôi đ−a ra một số giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện.

+ Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn: Tập trung phát triển loại nấm sử dụng nguyên liệu là rơm rạ. Nên tập trung phát triển nấm ăn ở một số xã nh− Khánh An, Khánh Vân, Khánh Trung, Khánh Nhạc, Khánh Thành, Khánh Phú. Đồng thời có kế hoạch sản xuất cho hai cơ sở tập trung.

+ Đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Chú ý đặc biệt đến công tác giống, công nghệ và chuyển giao công nghệ, vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất và tiêu thụ nấm. Đây là những vấn đề có tính chất then chốt trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.

+ Thực hiện xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Trong sản xuất nên bố trí theo các mô hình đã đ−ợc khảo nghiệm thành công tại Vĩnh Phúc. Đó là mô hình sản xuất nấm gia đình quy mô nhỏ, mô hình sản xuất nấm trang trại, mô hình làng nấm. Trong tiêu thụ sản phẩm cần có các mô hình nh−: Trung tâm nấm H−ơng Nam bao tiêu sản phẩm, mô hình dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong dân, mô hình HTX nông nghiệp làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm.

+ Mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: Mở rộng thị tr−ờng địa ph−ơng, mở rộng thị tr−ờng với các tỉnh khác, chú trọng đến hệ thống khách

sạn và nhà hàng trong vùng, tìm kiếm thị tr−ờng n−ớc ngoài, đồng thời phải tăng c−ờng hoạt động marketing xúc tiến tiêu thụ.

+ Tăng c−ờng đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng: Tăng c−ờng đầu t− cho Trung tâm nấm H−ơng Nam để có khả năng sản xuất giống đảm bảo chất l−ợng. Củng cố hệ thống giao thông nông thôn.

+ Có chính sách khuyến kích phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: Tập trung vào chính sách cấp đất, cho thuê đất làm trang trại nấm, Chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất, hỗ trợ cho vay vốn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

5.2. Kiến nghị

Về chính sách

Nhà n−ớc cần có cơ chế và chính sách thích hợp để hỗ trợ cho việc sản xuất và tiêu thụ nấm trong n−ớc

Tỉnh Ninh Bình cần có văn bản chính thức về phát triển sản xuất nấm ăn trong địa bàn tỉnh, phân vùng cho các huyện sản xuất, tránh tình trạng tự phát sản xuất nấm nh− hiện nay.

Sản xuất nấm nếu quy mô nhỏ thì không cần l−ợng vốn nhiều nh−ng sản xuất với quy mô lớn thì cần đầu t− vốn, nông hộ và cơ sở sản xuất sẽ thiếu vốn, cần có nguồn vốn tín dụng với lãi suất −u đãi để họ đi vào sản xuất mang tính chất thâm canh, quy mô lớn.

Có chính sách khuyến khích nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nấm, để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh với các mặt hàng của n−ớc khác.

Về tổ chức kỹ thuật

Nhà n−ớc nên hỗ trợ địa ph−ơng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nh− giao thông để thúc đẩy việc l−u thông sản phẩm trong vùng.

Nhà n−ớc cần cho thành lập hiệp hội những ng−ời sản xuất nấm ăn để tạo điều kiện cho các cơ sở các đơn vị phối hợp trong quá trình sản xuất kinh

doanh, từ đó tạo cho ngành nấm ăn thị tr−ờng tiêu thụ ổn định trong n−ớc cũng nh− có khả năng xuất khẩu.

Tỉnh Ninh Bình nên đầu t− xây dựng và mở rộng Trung tâm sản xuất giống và chế biến nấm xuất khẩu H−ơng Nam để có đủ điều kiện đảm bảo mọi mặt về khoa học công nghệ, xứng đáng thực sự là Trung tâm phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn.

Tăng c−ờng nghiên cứu giống, áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đặc biệt là ở địa bàn, chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ kỹ thuật cho ng−ời lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 171 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)