Sơ l−ợc chung về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 68 - 74)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện

4.1.1. Sơ l−ợc chung về quá trình phát triển sản xuất nấm ăn

Cùng với tiến trình phát triển sản xuất nấm ăn trong cả n−ớc, từ những năm 1990 nghề trồng nấm đã vào Yên Khánh do công ty xuất nhập khẩu thực phẩm tổ chức sản xuất. Tuy nhiên do nhận thức của ng−ời dân còn hạn chế, vấn đề chuyển giao công nghệ đến ng−ời nông dân ch−a sâu sát, chất l−ợng giống nấm không đảm bảo, cho nên năng suất nấm mỡ còn t−ơng đối thấp, sản l−ợng ít, giá thành cao.

Năm 1999 đ−ợc sự trợ giúp của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện triển khai mô hình trồng ba loại nấm nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò tại hợp tác xã Hợp Tiến xã Khánh Nhạc và một số địa ph−ơng khác trong tỉnh với dự án “ Sản xuất thử nấm ăn - hoàn thiện công nghệ trồng nấm”. Với dự án đó đã làm cho phong trào sản xuất nấm ăn trong huyện b−ớc đầu phát triển.

Năm 1999-2000 UBND huyện đã tiếp nhận công nghệ nuôi trồng nấm ăn của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật, với sự trợ giúp hộ nông dân về giống, kỹ thuật nuôi trồng cùng những công cụ sản xuất nhất định để phát triển ngành sản xuất nấm ăn. Nhờ đó mà sản xuất nấm ăn của vùng Yên Khánh đã đ−ợc khôi phục và phát triển.

4.1.1.1 Quy mô số hộ, số cơ sở sản xuất nấm ăn

Năm 1999-2000, huyện cùng với Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật tổ chức những lớp tập huấn chuyển giao công nghệ cho các đối t−ợng chủ chốt của 36 hợp tác xã, cán bộ kinh tế của huyện và một số hộ sản xuất. Vì thế trong thời gian từ 1999-2003 hầu nh− các xã trong huyện đều có hộ nông dân tham gia sản xuất nấm ăn. Điều đó thể hiện trên bảng 11

Bảng 11 Tình hình phát triển hộ nông dân sản xuất nấm ăn (hộ) Tốc độ phát triển (%) STT Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 02/01 03/02 BQ 1 Thị trấn Yên Ninh 3 1 3 33,3 300,0 100,0 2 Xã Khánh Hoà 15 3 Xã Khánh Phú 25 4 Xã Khánh An 50 60 147 120,0 245,0 171,5 5 Xã Khánh C− 5 23 6 Xã Khánh Vân 10 10 10 100,0 100,0 100,0 7 Xã Khánh Hải 10 8 Xã Khánh Ninh 4 9 Xã Khánh Lợi 7 10 Xã Khánh Thiện 2 11 Xã Khánh Tiên 2 12 Xã Khánh Hồng 10 13 Xã Khánh Nhạc 30 96 133 320,0 138,5 210,5 14 Xã Khánh Hội 2 15 Xã Khánh Mậu 1 16 Xã Khánh Thuỷ 5 17 Xã Khánh C−ờng 2 4 200,0 18 Xã Khánh Trung 10 19 32 190,0 168,4 178,9 19 Xã Khánh Công 5 20 Xã Khánh Thành 26 Toàn huyện 108 188 466 174,1 247,9 207,7

Trong những năm gần đây, sản xuất nấm ăn phát triển t−ơng đối nhanh trong các hộ nông dân. Song phân bố lại không đều mà chỉ tập trung ở hai xã Khánh An và Khánh Nhạc. Năm 2001 toàn huyện có 108 hộ tham gia sản xuất nấm ăn. Năm 2002 số hộ sản xuất tăng lên, cho đến năm 2003 đã có 466 hộ. Nh− vậy trung bình mỗi năm hộ sản xuất nấm ăn trong huyện tăng 107,7%. Điều đó chứng tỏ nghề sản xuất nấm ăn đã b−ớc đầu thu hút sự chú ý của kinh tế hộ nông dân, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng về vốn đầu t− cũng nh− l−ợng lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Tuy nhiên quy mô số hộ trong phạm vi từng xã không hoàn toàn giống nhau. Số l−ợng hộ sản xuất nấm của 3 xã Khánh An, Khánh Nhạc và Khánh Trung tăng dần, còn lại các xã khác sự tăng giảm ch−a rõ. Mặt khác tỷ lệ hộ sản xuất nấm ăn so với hộ nông nghiệp còn chiếm con số rất khiêm tốn. Chỉ tính riêng năm 2003 hộ sản xuất nấm ăn chiếm tỷ lệ 1,62% so với tổng số hộ nông nghiệp trong huyện. Tuy số hộ phát triển nhanh nh−ng thực sự vẫn ch−a t−ơng xứng với yêu cầu, và tiềm năng của Yên Khánh.

Ngoài ra có hai cơ sở sản xuất tập trung đ−ợc thành lập. Đó là Trung tâm sản xuất giống và chế biến nấm xuất khẩu H−ơng Nam thành lập năm 2002. Trung tâm có nhiệm vụ chính là sản xuất giống cấp 2, cấp 3, tổ chức thu mua và chế biến, tổ chức sản xuất nấm ăn. HTX nữ th−ơng bệnh binh 27/7 thành lập vào năm 2003, với ngành nghề đăng ký kinh doanh là sản xuất, buôn bán nấm ăn, nấm d−ợc liệu. HTX đã sản xuất một số loại nấm ăn, giải quyết việc làm cho các chị em nữ thanh niên xung phong già yếu không nơi n−ơng tựa.

4.1.1.2. Quy mô sản xuất nấm ăn trong huyện

Quy mô sản xuất nấm ăn thể hiện ở l−ợng nguyên liệu sử dụng, năng suất và sản l−ợng nấm ăn. L−ợng nguyên liệu sử dụng trong nuôi trồng nấm ăn ngày một tăng, năm 2001 toàn huyện sử dụng 201,60 tấn, năm 2003 l−ợng nguyên liệusử dụng là 1390,2 tấn. Nh− vậy trung bình mỗi năm l−ợng nguyên liệu sử dụng tăng 162,60%. Trong đó l−ợng nguyên liệu rơm rạ nuôi trồng nấm sò lớn nhất chiếm từ 40,48% đến 55,91% . Ta có thể thấy rõ điều đó trong bảng 12

Bảng 12 L−ợng nguyên liệu sử dụng, năng suất, sản l−ợng các loại nấm ăn của huyện

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tốc độ phát triển (%)

Chỉ tiêu ĐVT SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 02/01 03/02 BQ 1.L−ợng NLsử dụng trồng nấm ăn tấn 201,60 100,00 500,70 100,00 1390,20 100,00 248,36 277,65 262,60 Nấm rơm tấn 0,00 64,90 4,67 Nấm mỡ tấn 20,00 9,92 46,80 9,35 182,00 13,09 234,00 388,89 301,66 Nấm sò tấn 81,60 40,48 115,90 23,15 777,30 55,91 142,03 670,66 308,64 Mộc nhĩ tấn 100,00 49,60 338,00 67,50 361,00 25,97 338,00 106,80 190,00 Nấm chân trâu tấn 5,00 0,36

2.Năng suất bình quân t−ơi kg/tấn NL 506,25 479,72 582,47 94,76 121,42 107,26

Nấm rơm kg/tấn NL 96,30 Nấm mỡ kg/tấn NL 200,00 200,00 200,00 100,00 100,00 100,00 Nấm sò kg/tấn NL 600,00 600,00 614,05 100,00 102,34 101,16 Mộc nhĩ kg/tấn NL 491,00 477,20 800,00 97,19 167,64 127,65 Nấm chân trâu kg/tấn NL 200,00 3.Sản l−ợng nấm t−ơi tấn 102,06 100,00 240,20 100,00 809,75 100,00 235,35 337,11 281,67 Nấm rơm tấn 0,00 0,00 6,25 0,77 Nấm mỡ tấn 4,00 3,92 9,36 3,90 36,40 4,50 234,00 388,89 301,66 Nấm sò tấn 48,96 47,97 69,54 28,95 477,30 58,94 142,03 686,37 312,23 Mộc nhĩ tấn 49,10 48,11 161,30 67,15 288,80 35,67 328,51 179,05 242,53 Nấm chân trâu tấn 0,00 0,00 1,00 0,12

Năng suất nấm ăn là số kg nấm t−ơi thu đ−ợc tính trên một tấn nguyên liệu đ−a vào sản xuất. Năng suất các loại nấm ăn của Yên Khánh ở mức trung bình, năng suất nấm t−ơi bình quân mỗi năm là 550,54 kg/ tấn nguyên liệu, tốc độ tăng năng suất trung bình là 7,26%/năm. Trong đó năng suất nấm sò đều ở mức trung bình 600kg/ tấn nguyên liệu, tốc độ tăng năng suất nấm sò là 1,16%/năm. Nấm mỡ đạt năng suất bình quân là 200kg/ tấn nguyên liệu, hầu nh− không tăng lên qua các năm. Do kỹ thuật nuôi trồng nấm mỡ có một số yêu cầu khắt khe đặt ra và chủ yếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Năng suất mộc nhĩ tăng trung bình 27,65%/năm, chỉ có năng suất nấm rơm là t−ơng đối thấp chỉ đạt 96,30 kg/ tấn nguyên liệu. Do quy trình nuôi trồng nấm rơm có một số yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ về nhiệt độ, độ ẩm ... mà ng−ời nông dân hiện nay ch−a khống chế đ−ợc.

Sản l−ợng các loại nấm ăn phụ thuộc vào l−ợng nguyên liệu sử dụng và năng suất. Sản l−ợng nấm ăn tăng trung bình hàng năm là 181,67%. Sản l−ợng nấm sò và mộc nhĩ chiếm chủ yếu, còn nấm rơm và nấm mỡ ở mức độ thấp. Trong t−ơng lai để sản phẩm nấm ăn có mặt trên trên thị tr−ờng quốc tế phải không ngừng tăng sản l−ợng hai loại nấm mỡ và nấm rơm.

4.1.1.3. Giá trị sản xuất của nấm ăn trong cơ cấu kinh tế của huyện Trong sản xuất hàng hóa, mỗi địa ph−ơng cần biết phát huy lợi thế so sánh của mình. Yên Khánh là huyện nông nghiệp có những lợi thế nhất định trong phát triển sản xuất nấm ăn, đặc biệt là 3 loại nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò. Nh− vậy muốn đ−a nấm ăn trở thành hàng hoá - có thể xuất khẩu đ−ợc, ngoài việc nâng cao năng suất, sản l−ợng, phải chú trọng đến phẩm chất của mỗi loại nấm ăn, sao cho giá trị sản xuất của nấm ăn ngày càng tăng.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng phát triển sản xuất nấm ăn để tạo thêm việc làm cho ng−ời lao động và tăng thu nhập cho hộ nông dân. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng dần theo thời gian thể hiện trên bảng 13.

Bảng 13 Giá trị sản xuất nấm ăn trong cơ cấu kinh tế

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tốc độ phát triển

(%) Chỉ tiêu Chỉ tiêu SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC (%) SL (trđ) CC 02/01 03/02 BQ (%) 1.Tổng GTSX các ngành kinh tế 438 394 473 238 522 477 107,95 110,40 109,17 2. GTSX của nấm ăn 312,40 0,07 689,27 0,15 2776,68 0,53 220,64 402,84 298,13 Nấm rơm 51,10 1,84 Nấm mỡ 28,00 8,96 74,88 10,86 254,80 9,18 267,43 340,28 301,66 Nấm sò 171,50 54,90 243,40 35,31 1709,90 61,58 141,92 702,51 315,76 Các loại nấm ăn khác 112,90 36,14 370,99 53,83 760,88 27,40 328,60 205,09 259,60

Nhìn chung giá trị sản xuất nấm ăn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong huyện. Năm 2001 giá trị sản xuất nấm ăn chỉ bằng 0,07%, năm 2002 chiếm 0,15% và năm 2003 chiếm 0,53%. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên qua các năm, trung bình mỗi năm tăng là 200,06%. Năm 2001 giá trị sản xuất nấm ăn mới đạt 312,40 triệu đồng, nh−ng đến năm 2003 đã đạt con số 2776,68 triệu đồng. Điều đó có thể cho thấy sản xuất nấm ăn có triển vọng trở thành ngành mới, có thể bình đẳng nh− các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp.

Trong tổng giá trị sản xuất nấm ăn thì nấm sò vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, từ 54,90% đến 61,58%. Giá trị sản xuất của nấm sò tăng mỗi năm là 215,76%. Năm 2001 giá trị nấm sò mới đạt 171,5 triệu đồng, nh−ng năm 2003 đạt 1709,9 triệu đồng. Giá trị sản xuất nấm mỡ và nấm rơm chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2003 giá trị nấm mỡ mới chiếm tỷ lệ 9,18%, nấm rơm 1,84%. Trong những năm sắp tới phải phấn đấu không ngừng tăng giá trị sản xuất của hai loại nấm mỡ và nấm rơm, chú trọng nhất là nấm mỡ.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)