Khái quát về các ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Khái quát về các ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng trong nghiên cứu

Trên cơ sở ph−ơng pháp duy vật biện chứng và ph−ơng pháp duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học khách quan, trong đề tài còn sử dụng các ph−ơng pháp chuyên môn sau:

- Ph−ơng pháp thống kê kinh tế

Dùng trong quá trình thu thập số liệu điều tra, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê về thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm ăn một cách khoa học. Đồng thời

trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn của huyện trong nhiều năm, ở đơn vị sản xuất tập trung cũng nh− ở các hộ nông dân mang tính chất tập trung và đại diện. Ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng trong nội dung của luận văn liên quan đến vấn đề điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu.

- Ph−ơng pháp toán kinh tế

Vận dụng thành tựu của toán học để l−ợng hoá các hiện t−ợng kinh tế xã hội để xác định rõ mức độ ảnh h−ởng và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình phát triển.Vận dụng trong quá trình nghiên cứu xác định rõ mức độ ảnh h−ởng và mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình phát triển sản xuất nấm ăn. Sử dụng mô hình hàm Coob - Douglas để mô hình hoá các nhân tố tác động đến năng suất nấm mỡ. Mô hình Coob - Douglas có dạng tổng quát:

Y = F(X) = AX1α1X2α2X3α3... XnαneγD

Trong đó: Y là biến phụ thuộc, phản ánh yếu tố kết quả của sự tác động. A là hằng số.

X1,X2,X3...Xn là các biến độc lập phản ánh nguyên nhân. D là biến giả định, D nhận giá trị 0 hoặc 1.

α1, α2, α3... αn là các hệ số của biến X. γ là hệ số của biến giả định D.

Sau khi biến đổi sẽ thiết lập mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, thể hiện ở ph−ơng trình hồi quy t−ơng quan sau:

LnY = A0 + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + ... + αnLnXn + γD

Chạy mô hình trên ch−ơng trình máy tính Excel cho ta kết quả và biết đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của các yếu tố nguyên nhân tới yếu tố kết quả của sự tác động.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số ph−ơng pháp khác nh−: ph−ơng pháp chuyên gia, chuyên khảo, cân đối.

Việc áp dụng các ph−ơng pháp nghiên cứu trên không tách rời nhau mà tuỳ nội dung và những mục tiêu cần giải quyết mà có sự kết hợp nhiều ph−ơng pháp nghiên cứu để đ−a ra những kết luận một cách đúng đắn nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 60 - 62)