3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.2.2. Vận dụng các ph−ơng pháp trong nghiên cứu
3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình là huyện có phong trào trồng nấm ăn từ những năm 1999. Hiện nay ngành sản xuất nấm ăn vẫn đang tiếp tục đ−ợc duy trì và phát triển ở Yên Khánh. Vì lý do đó chúng tôi lựa chọn địa bàn huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình làm điểm nghiên cứu của đề tài.
Sản xuất nấm ăn tập trung tại 4 xã: Khánh Nhạc, Khánh An, Khánh Trung, Khánh Vân, nay có thêm một số xã khác trong huyện nh−ng ở mức độ nhỏ, lẻ và phân tán. Để thấy đ−ợc tốc độ phát triển cũng nh− kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ, chúng tôi tiến hành khảo sát trong phạm vi 4 xã, các xã này đã tiến hành trồng nấm rất sớm, có quy mô sản xuất lớn, có số hộ sản xuất nấm ăn nhiều nhất và t−ơng đối ổn định qua 3 năm.
Ngoài nghiên cứu ở các hộ sản xuất nấm, chúng tôi còn tiến hành điều tra ở Trung tâm nấm H−ơng Nam, một số quán ăn, nhà hàng trong huyện, tỉnh và những khách hàng đến mua nấm tại Trung tâm nấm H−ơng Nam, xã Khánh An phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
3.2.2.2. Ph−ơng pháp thu thập số liệu
+ Ph−ơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Kế thừa các nghiên cứu trong n−ớc của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật - Viện Di truyền. Thu thập số liệu trong sách báo và tạp chí.
Thu thập số liệu của các cơ quan có liên quan thuộc Huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê huyện, Phòng Nông nghiệp &Địa chính Yên Khánh, UBND huyện bằng các báo cáo thống kê và niên giám thống kê.
Tiến hành điều tra chuyên khảo hẹp về một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về nấm ăn, kết hợp với ph−ơng pháp chuyên gia.
Số liệu Nơi thu thập
Thông tin chung về nấm ăn: Giá trị dinh d−ỡng, giá xuất khẩu nấm ăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên thế giới và ở Việt Nam, một số chỉ tiêu kỹ thuật của nấm ăn
Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về nấm ăn.
Tài liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật và của một số địa ph−ơng nh− Vĩnh Phúc, Thanh Hoá.
Tình hình cơ bản của địa bàn Niên giám thống kê huyện, thông qua Phòng Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình Tình hình phát triển sản xuất nấm ăn qua
các năm
Phòng Nông nghiệp & Địa chính Yên Khánh
Một số báo cáo trong hội thảo nấm ăn Tình hình tiêu thụ nấm ăn Phòng Nông nghiệp & Địa chính,
Trung tâm nấm H−ơng Nam. Định h−ớng phát triển sản xuất và tiêu
thụ nấm ăn trong những năm tới
UBND huyện Yên Khánh, qua các báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội.
+ Ph−ơng pháp thu thập số liệu sơ cấp: thông qua tài liệu điều tra - Chọn mẫu điều tra
Bằng ph−ơng pháp chọn mẫu điển hình, căn cứ vào thực tế sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra một số điểm nh− sau:
Khu vực xă Khánh An: diều tra 50 hộ; Khu vực xă Khánh Nhạc: diều tra 30 hộ; Khu vực xă Khánh Vân: diều tra 10hộ; Khu vực xã Khánh Trung: diều tra 10 hộ.
Những hộ điều tra tại các xã này đều là những hộ tham gia sản xuất nấm có thời gian dài và t−ơng đối ổn định trong 3 năm trở lại, 50 hộ của Khánh An, 30 hộ của Khánh Nhạc, 10 hộ của Khánh Vân, 10 hộ của Khánh Trung là số hộ đã tiến hành sản xuất nấm ngay từ năm 2001 cho đến nay và vẫn đang tiếp tục sản xuất. Vì lẽ đó mà chúng tôi đã chọn mẫu điều tra tại các xã nh− trên.
Khảo sát thị tr−ờng tiêu thụ nấm ăn: thông qua các tổ chức kinh tế tham gia tiêu thụ nấm ăn trong huyện: Trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu H−ơng Nam, 20 quán ăn nhà hàng, khách sạn trong huyện, tỉnh. Điều tra ngẫu nhiên về đối t−ợng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại Yên Khánh (100 ng−ời) tại điểm bán nấm ăn của Trung tâm nấm H−ơng Nam, tại xă Khánh An
- Phiếu điều tra: xây dựng để có thông tin chung về nhân khẩu, lao động, giới tính, tuổi..., những chỉ tiêu về tình hình đầu t− chi phí sản xuất, chế biến và kết quả sản xuất cũng nh− tiêu thụ từng loại nấm ăn của từng nông hộ.
Thông tin về Trung tâm nấm H−ơng Nam về tình hình đầu t− chi phí sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nấm ăn.
Đồng thời xây dựng những phiếu điều tra để khảo sát tình hình tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện bao gồm các thông tin về: Số l−ợng nấm ăn (theo từng chủng loại) đã đ−ợc tiêu thụ trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn tại Yên Khánh, cũng nh− những yêu cầu về chất l−ợng sản phẩm nấm ăn...
Xây dựng những phiếu điều tra để điều tra về đối t−ợng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn tại Yên Khánh chủ yếu tập trung vào các câu hỏi gợi mở để đối t−ợng phát biểu ý kiến riêng mình về sự tiêu dùng sản phẩm nấm tại Yên Khánh.
- Ph−ơng pháp điều tra
Trong quá trình điều tra sử dụng chủ yếu là ph−ơng pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất nấm ăn, các đối t−ợng tiêu dùng sản phẩm nấm ăn, Trung tâm nấm H−ơng Nam.
Phỏng vấn một số chuyên gia ở Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp để có những thông tin cụ thể hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng.
3.2.2.3. Ph−ơng pháp xử lý thông tin
Với hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị tr−ớc ghi trong phiếu điều tra, chúng tôi thu thập số liệu cần thiết và tổng hợp và xử lý thông tin bằng ch−ơng trình máy tính EXCEL. Trong quá trình tổng hợp số liệu của các hộ sản xuất và tiêu thụ nấm ăn, chúng tôi thực hiện phân tổ hộ nông dân theo quy mô sử dụng nguyên liệu, phân tổ theo từng loại nấm: nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, phân tổ theo trình độ ng−ời lao động thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau, phân tổ theo năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu. Dùng phần mềm EXCEL để tiến hành xử lý hàm Coob - Douglas.
3.2.2.4. Ph−ơng pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở số liệu đã thu thập đ−ợc, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng ph−ơng pháp phân tổ thống kê. Số hộ sản xuất đ−ợc phân tổ theo các tiêu thức : Quy mô nguyên liệu sử dụng trong năm, trình độ thực hiện các biện pháp kỹ thuật thông qua năng suất nấm tính trên một tấn nguyên liệu, theo sản phẩm nấm ăn từng loại.
Dùng ph−ơng pháp thống kê mô tả và so sánh để tiến hành mô tả hiện t−ợng, so sánh đối chiếu biết đ−ợc sự biến động của hiện t−ợng qua các năm đi tới kết luận. Tính toán các chỉ tiêu kết quả hiệu quả sản xuất nấm ăn.
Qua thực hiện phân tổ, so sánh đ−ợc các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, chế biến về các loại nấm ăn bao gồm nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò trong hộ nông dân và cơ sở tập trung. So sánh các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả về quy mô sử dụng nguyên liệu khác nhau trong các nông hộ, trong cơ sở tập trung. So sánh về trình độ ng−ời lao động trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau ảnh h−ởng đến năng suất nấm trong hộ.
Phân tích các yếu tố đầu t− chi phí và yếu tố thời vụ ảnh h−ởng đến năng suất nấm mỡ tính cho một tấn nguyên liệu là rơm rạ bằng hàm Coob -Douglas. nh− sau:
LnY = α0 + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6 + α7LnX7 + γD.
Trong đó: Y là năng suất nấm mỡ (kg/tấn nguyên liệu) X1 là l−ợng giống (kg/tấn nguyên liệu)
X2 là l−ợng đạm u rê (kg/tấn nguyên liệu) X3 là l−ợng đạm sun fát (kg/tấn nguyên liệu) X4 là l−ợng bột nhẹ (kg/tấn nguyên liệu) X5 là l−ợng lân (kg/tấn nguyên liệu) X6 là l−ợng vôi bột (kg/tấn nguyên liệu)
X7 là l−ợng ngày- ng−ời lao động (ngày- ng−ời/tấn nguyên liệu)
D là biến giả với D = 0, nếu hộ nuôi trồng không đúng thời vụ và D = 1, nếu hộ nuôi trồng đúng thời vụ.
Ph−ơng pháp phân tích hệ thống coi quá trình sản xuất nấm ăn là một hệ thống mở. Việc phân tích đánh giá phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các phần tử trong hệ thống.