Tình hình cung cầu nấm ăn trong huyện

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 104 - 107)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện

4.2.2. Tình hình cung cầu nấm ăn trong huyện

4.2.2.1. Tình hình cung ứng nấm ăn

Trên địa bàn huyện có những ng−ời cung ứng nấm ăn nh− sau: + Các hộ nông dân sản xuất nấm ăn

Các hộ nông dân sản xuất nấm ăn theo ch−ơng trình dự án “Phát triển nghề sản xuất nấm ăn tăng thu nhập cho nông dân, phục vụ nội tiêu và xuất

khẩu do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ” đ−ợc thực hiện tại xã Khánh An, ch−ơng trình do Trung tâm công nghệ sinh học thực vật triển khai. Dự án đã tổ chức 5 lớp tập huấn về công nghệ nuôi trồng nấm ăn cho hộ nông dân, thu hút đ−ợc 147 hộ sản xuất với 265 lao động. Xây dựng thêm lán trại nuôi trồng nấm 4580m2, sản xuất nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò và mộc nhĩ.

Tại xã Khánh Nhạc - Nơi thực hiện dự án đầu tiên của Tỉnh Ninh Bình về nấm ăn, hiện nay vẫn tiếp tục phát triển ngành trồng nấm ăn với số hộ trồng nấm là 133 hộ.

Các xã khác: Khánh Vân, Khánh Hải, Khánh Hồng, Khánh C−ờng, Khánh Trung, Khánh Phú... Hầu nh− xã nào cũng có hộ trồng nấm ăn nh−ng quy mô ch−a lớn.

+ Cơ sở tập trung: Hợp tác xã nữ th−ơng bệnh binh 27/7, Trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu H−ơng Nam.

4.2.2.2. Đối t−ợng tiêu dùng nấm ăn

+ Hệ thống khách sạn, nhà hàng quán ăn

Với chính sách kinh tế mở cửa, cùng với sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã làm cho bộ mặt, đời sống và thu nhập của ng−ời dân ngày càng tăng. Chính vì vậy đã làm cho nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và ăn uống cũng tăng lên. Hệ thống khách sạn, nhà hàng và quán ăn ngày càng phát triển. Tuy nhiên vì là một huyện ở tỉnh lẻ nên hệ thống khách sạn, nhà hàng phát triển ở mức độ nhất định. Theo điều tra thống kê tại Yên Khánh có tới 1189 cơ sở kinh doanh th−ơng mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ (2003).

Chúng tôi đã khảo sát một số quán ăn, nhà hàng tại Yên Khánh nhận thấy: Nhu cầu sử dụng nấm ăn tại các quán ăn hiện nay ch−a nhiều, nhất là đối với nấm t−ơi. Trong các quán ăn và nhà hàng chỉ sử dụng nấm h−ơng và mộc nhĩ khô trong chế biến các món ăn, có sử dụng nấm sò khô nh−ng ở mức độ hạn chế. L−ợng tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm thì hầu hết đều

không có mức cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào số khách và yêu cầu của khách. Nấm sò t−ơi, nấm mỡ t−ơi, nấm rơm t−ơi thì hầu nh− ch−a sử dụng trong chế biến món ăn cho khách, vì đại đa số họ ch−a hiểu biết về nấm ăn, do đó cũng ch−a biết cách chế biến nấm ăn thành các món ăn ngon. Nh− vậy rõ ràng đây là một bất lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm về nấm ăn chủ yếu tại Yên Khánh.

Trên địa bàn thị xã Ninh Bình có hệ thống khách sạn và nhà hàng t−ơng đối nhiều, tuy nhiên hệ thống nhà hàng cũng ch−a có thói quen tiêu dùng các loại nấm ăn t−ơi cho khách, họ cũng chỉ sử dụng nấm h−ơng và mộc nhĩ khô là chủ yếu (Nhà hàng Thanh Huyền, Nhà hàng Hoa Đô).

+ Tầng lớp cán bộ và nhân dân

Để đánh giá và xem xét mức độ tiêu dùng và nhận thức của ng−ời dân về nấm ăn, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên100 khách hàng đến mua nấm tại Trung tâm nấm H−ơng Nam và ở một số hộ sản xuất nấm ăn tại Khánh An cho thấy:

Về nhận thức: mọi ng−ời đến mua nấm ăn đều có nhận thức một cách đầy đủ về nấm ăn nh−: đó là một loại rau sạch, có chất dinh d−ỡng và đặc biệt là có khả năng chữa đ−ợc một số bệnh. Số này chiếm tới 80%, còn lại 20% ch−a có nhận thức đầy đủ về sản phẩm nấm ăn.

Về tiêu dùng: 100% số ng−ời đều có nhu cầu tiêu dùng nấm ăn hàng ngày, đặc biệt là nấm sò t−ơi, còn nấm mỡ t−ơi và nấm rơm t−ơi có nhu cầu nh−ng rất ít .

Đối t−ợng tiêu dùng chính: lực l−ợng giáo viên chiếm 60%, lực l−ợng cán bộ công chức chiếm 20%, còn lại 20% là dân nông thôn mà nhà ch−a trồng nấm.

Khả năng tiêu dùng: giáo viên tiêu dùng nấm sò t−ơi nhiều, cán bộ công chức vừa có nhu cầu tiêu dùng nấm sò, lại vừa có nhu cầu tiêu dùng nấm

mỡ t−ơi, nấm rơm t−ơi đối với những ng−ời thu nhập trên một triệu đồng ở nông thôn. Ng−ời dân nông thôn tiêu dùng chủ yếu là nấm sò t−ơi và chỉ tiêu dùng trong những dịp nhà có khách, lễ hội, đình đám và trong vụ giáp hạt rau, trong những ngày thời vụ và cấy gặt. Ng−ời nông dân ch−a trồng nấm thì hầu nh− không có nhu cầu tiêu dùng nấm mỡ t−ơi và nấm rơm t−ơi, vì giá bán hiện nay theo họ là quá cao.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)