Những quan điểm Định h−ớng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 150 - 159)

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mỡ t−ơi: Cũng nh− đối với sản xuất nấm sò, chi phí sản xuất nấm mỡ cũng tăng dần qua hai năm, nh−ng giá bán sản

4.5.2. Những quan điểm Định h−ớng trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn

4.5.2.1.Những quan điểm phát triển chủ yếu

Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì phát triển sản xuất kinh doanh nấm ăn đ−ợc coi là một hệ thống chặt chẽ gồm 3 khâu chính: Sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Ta có thể hình dung điều đó qua trình tự sau :

Sản xuất:

Phân bố sản xuất (lựa chọn vùng trồng)

Công nghệ sản xuất (giống, chuyển giao công nghệ)

Chính sách kinh tế vĩ mô (thuế , giá cả, đầu t− tín dụng nông nghiệp...)

Chế biến:

Chọn sản phẩm chế biến Công nghệ chế biến Địa điểm chế biến

Tiêu thụ:

Tìm thị tr−ờng, bạn hàng

Tìm hiểu thị hiếu ng−ời tiêu dùng Quảng cáo bán hàng

Ký kết hợp đồng tiêu thụ

Hợp tác liên doanh, sản xuất và tiêu thụ Chính sách kinh tế vĩ mô

Nh− vậy với trình tự trên thì phát triển sản xuất kinh doanh nấm ăn bắt đầu bằng việc nuôi trồng nấm (khâu sản xuất), tiếp theo là khâu chế biến công nghiệp các sản phẩm về nấm ăn. Khâu cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định sự thành bại của sản xuất, cái chính của khâu này là tìm thị tr−ờng và bạn hàng ổn định lâu dài. Đồng thời tìm hiểu thị hiếu ng−ời tiêu dùng cũng rất quan trọng, làm tốt điều này để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.

Quan điểm sản xuất hàng hoá

Khi nền kinh tế thị tr−ờng phát triển và phân công lao động xã hội ngày càng tỉ mỉ, năng suất lao động trong nông nghiệp đ−ợc nâng lên thì việc sản xuất nấm ăn từng b−ớc chuyển sang sản xuất hàng hoá. Đây là xu h−ớng có tính quy luật của sự phát triển. Vì thế việc sản xuất nấm ăn trong huyện muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý đến vấn đề này. Nh− vậy trong quá trình phát triển phải có các chính sách và giải pháp đúng đắn, hợp lý từng b−ớc cho việc hình thành các trang trại, làng chuyên sản xuất nấm ăn. Chỉ có điều kiện nh− vậy thì mới có thể đ−a những tiến bộ kỹ thuật vào, làm tăng một cách đáng kể năng suất và sản l−ợng nấm ăn hàng hoá.

Quan điểm hiệu quả

Ngày nay, chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng có sự quản lý của Nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó thì việc giao l−u kinh tế giữa các địa ph−ơng ngày càng phát triển và đ−ợc nhà n−ớc khuyến khích nhất là trong việc mua bán trao đổi những sản phẩm của nông nghiệp nh− sản phẩm nấm ăn. Mặt khác việc giao l−u về kinh tế giữa n−ớc ta với các n−ớc trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở mang và phát triển nhanh chóng [50, tr.103]. Trong điều kiện mua bán trao đổi mọi loại sản phẩm đã trở nên bình th−ờng thì một điều tất yếu là sản xuất phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội.

- Việc sản xuất nấm ăn phải đem lại hiệu quả kinh tế cao, tức là sản xuất phải đạt đ−ợc lợi nhuận cao trên một ngày công lao động, trên một tấn nguyên liệu, trên một đồng vốn bỏ ra.

- Việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn phải góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho ng−ời dân nông thôn.

Quan điểm bảo vệ môi tr−ờng sinh thái

Bảo vệ môi tr−ờng sinh thái là vấn đề đ−ợc Đảng và nhà n−ớc hết sức quan tâm vì hiện nay việc khai thác tài nguyên vào việc phát triển kinh tế đang làm cho môi tr−ờng bị huỷ hoại nghiêm trọng. Mặt khác việc sử dụng một cách bừa bãi những sản phẩm của ngành hoá chất nh− thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm cho nguồn n−ớc và không khí bị ô nhiễm nặng nề.

Sản xuất nấm ăn không sử dụng hoá chất, không nuôi trồng trực tiếp trên đất nên có thể tạo ra những sản phẩm sạch, và tạo ra l−ợng phân bón hữu cơ cho đồng ruộng, góp phần vào việc bảo vệ môi tr−ờng sinh thái, phát triển một nền nông nghiệp sạch.

4.5.2.2. Định h−ớng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện

Trong đề án phát triển 1999-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó có dự án nấm xuất khẩu đã phân vùng cho khu vực phía Bắc sản xuất nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. Trong đó phân sản l−ợng nấm t−ơi cho các tỉnh trong đó có Ninh Bình năm 2005 sản xuất đ−ợc 5000 tấn nấm t−ơi các loại và năm 2010 đạt 20000 tấn nấm t−ơi các loại [2].

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt dự án “Phát triển giống nấm chất l−ợng cao giai đoạn 2002-2005” và chọn Ninh Bình làm một trong 4 tỉnh của cả n−ớc tham gia ch−ơng trình này. Với mục tiêu chính của dự án là tập trung giải quyết đủ nhu cầu các loại giống nấm có năng suất cao phục vụ cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho nông hộ và thu mua chế biến nấm xuất khẩu [30].

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng cũng phê duyệt dự án “ Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi trồng nấm” cho Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình. Tỉnh Ninh Bình có dự án hỗ trợ trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn chắc chắn ngành trồng nấm ăn sẽ không ngừng phát triển [30].

Yên Khánh trong những năm qua cũng đã đ−ợc hỗ trợ nhiều về phát triển sản xuất nấm ăn - Dự án về phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ tại xã Khánh An đã tạo điều kiện cho hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn.

Với tình hình nh− vậy, huyện đã có chủ tr−ơng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn. Chủ tr−ơng chung là phát huy nguồn nội lực sẵn có để phát triển ngành sản xuất nấm là một trong những ngành nghề chính tại địa ph−ơng. Thông qua việc phát triển sản xuất nấm ăn để không ngừng tạo

thêm việc làm cho ng−ời lao động, tăng thu nhập cho nông hộ và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn [61].

Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm, phấn đấu trung bình mỗi năm làm khoảng 1500-2500 tấn nấm th−ơng phẩm, phấn đấu trong số 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm cùng với Trung tâm nấm H−ơng Nam và HTX nữ th−ơng bệnh binh 27/7. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá phấn đấu để sản xuất nấm với số l−ợng nguyên liệu chiếm khoảng 14-15 % số l−ợng rơm rạ trong năm, cùng với số l−ợng mùn c−a mua trong tỉnh, có thể tạo ra trên 7000 tấn nấm th−ơng phẩm mỗi năm, từ năm 2010 trở đi.

Chủ tr−ơng của huyện hoàn toàn có thể thực hiện đ−ợc, do nguồn nguyên liệu là rơm rạ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất các loại nấm rơm, nấm mỡ và nấm sò. Số l−ợng mùn c−a trong các x−ởng c−a của tỉnh cũng có khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mộc nhĩ. Mặt khác năng suất nấm ăn nh− hiện nay thì các năm tới có thể tăng lên trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là giống và công nghệ. Nhất là hiện nay đang có Trung tâm nấm H−ơng Nam có thể đảm bảo cung cấp đủ giống cho sản xuất, thực hiện vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất đến từng hộ nông dân. Do vậy sản xuất nấm ăn quy mô lớn đang là chiều h−ớng phát triển trong huyện. Tăng c−ờng công tác tuyên truyền vận động cho ng−ời dân về lợi ích kinh tế của ngành sản xuất nấm ăn để mở rộng quy mô sản xuất trong hộ, đồng thời phát triển thêm số hộ nuôi trồng thì kế hoạch sản xuất cho đến năm 2010 của huyện là thực thi (xem biểu 49).

Bảng 49 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện cho đến năm 2010

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2010

Loại nấm Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ t−ơi (kg/tấn NL) Sản l−ợng nấm t−ơi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ t−ơi (kg/tấn NL) Sản l−ợng nấm t−ơi (tấn) Nguyên liệu sử dụng (tấn) Năng suất BQ t−ơi (kg/tấn NL) Sản l−ợng nấm t−ơi (tấn) Nấm sò 1400 600 840,0 2100 615 1291,5 8400 630 5292,0 Nấm mỡ 734 200 146,8 1101 210 231,2 3030 230 696,9 Nấm rơm 435 125 54,4 652 130 84,8 1304 150 195,6 Mộc nhĩ 572 800 457,6 686 810 555,7 1372 820 1125,0 Nấm chân trâu 10 200 2,0 15 210 3,2 75 220 16,5 Cộng 3151 1500,8 4554 2166,4 14181 7326,0

Với kế hoạch sản xuất trên bảng 49 thấy rằng: L−ợng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm ăn ngày càng tăng, nhất là nấm rơm nấm mỡ và nấm sò để có thể tận dụng số l−ợng rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch. Với nấm mộc nhĩ thì sản xuất từ mùn c−a mua trong các x−ởng c−a của tỉnh, nên cũng chủ động về nguồn nguyên liệu sản xuất. Đến năm 2010 phấn đấu đ−a số l−ợng rơm rạ trồng nấm sò lên 8400 tấn, nấm mỡ là 3030 tấn và nấm rơm là 1304 tấn cùng với 1372 tấn mùn c−a làm mộc nhĩ. Cho đến năm 2010 thì sản l−ợng nấm t−ơi các loại lên đến 7326 tấn chiếm khoảng 36,63% sản l−ợng nấm t−ơi mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cho tỉnh Ninh Bình phải sản xuất. Trong đó chiếm số l−ợng lớn vẫn là nấm sò, sau đến mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm rơm về sản l−ợng. Đến năm 2010 phấn đấu đ−a ngành trồng nấm có thể sánh ngang với các ngành trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp về giá trị sản xuất.

Ph−ơng h−ớng tiêu thụ nấm ăn trong những năm tiếp theo.

Về tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong huyện Yên Khánh giai đoạn từ 2005 cho đến năm 2010 chúng tôi cho rằng nên đi theo h−ớng tổ chức tốt thị tr−ờng trong vùng (huyện và tỉnh) sau đó tiếp cận và mở rộng thị tr−ờng khu vực phía Bắc. Nhất là thị tr−ờng Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích cực tìm kiếm thị tr−ờng n−ớc ngoài, nhất là các n−ớc trong khu vực châu á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng c−ờng tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa ph−ơng, chúng tôi dự kiến sản l−ợng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm ăn chính trong những năm tiếp theo của huyện (xem bảng 50)

Bảng 50 Dự kiến sản l−ợng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện cho đến năm 2010

Đơn vị tính : Tấn

Loại nấm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2010

1.Nấm sò

Tổng sản l−ợng t−ơi 840,0 1291,5 5292,0 Tiêu dùng nội bộ 33,6 38,7 52,9

Tiêu thụ t−ơi 443,5 651,4 2881,5

Tiêu thụ qua chế biến 362,9 601,4 2357,6 2.Nấm rơm

Tổng sản l−ợng t−ơi 54,4 84,8 195,6

Tiêu dùng nội bộ 2,2 3,4 5,9

Tiêu thụ t−ơi 52,2 73,3 132,8

Tiêu thụ qua chế biến 8,1 56,9

3.Nấm mỡ

Tổng sản l−ợng t−ơi 146,8 231,2 696,9

Tiêu dùng nội bộ 4,4 5,8 7,0

Tiêu thụ t−ơi 128,2 180,3 345,0

Tiêu thụ qua chế biến 14,2 45,1 344,9

Nguồn: Dự kiến của ng−ời viết có tham khảo ý kiến một số chuyên gia của huyện.

Dự kiến năm 2010 sản l−ợng nấm sò toàn vùng là 5292 tấn trong đó tiêu thụ t−ơi 2881,5 tấn chiếm khoảng 54,4%, còn lại là dành cho chế biến. Sản l−ợng nấm mỡ t−ơi là 696,6 tấn và tiêu thụ t−ơi và thông qua chế biến t−ơng đ−ơng nhau. Vì lúc đó phải tăng c−ờng chế biến mặt hàng nấm mỡ cho xuất khẩu. Nấm rơm vẫn tiêu thụ t−ơi chiếm khoảng 67,9%, còn lại là để chế biến. Dự kiến trong năm 2010 có thể xuất khẩu trực tiếp sản phẩm nấm rơm và nấm mỡ muối trong vùng đ−ợc khoảng 100 tấn nấm mỡ muối và 20 tấn nấm rơm muối.

Ph−ơng h−ớng tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm nấm H−ơng Nam Trung tâm nấm cần đ−ợc mở rộng để có thể đảm nhận nhiệm vụ bao tiêu toàn bộ sản phẩm nấm t−ơi cho nông hộ, nhất là vào thời kỳ nấm ra nhiều. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể hàng năm và từng vụ về công tác thu mua, nắm phần lớn số l−ợng nấm ăn l−u thông trong vùng. Đồng thời phải củng cố và đầu t− thiết bị chế biến và bảo quản nấm ăn đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 150 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)