Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ă nở Việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 43 - 44)

Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ những năm 1970. Năm 1984 thành lập Trung tâm nghiên cứu nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1985 Tổ chức FAO tài trợ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập trung tâm sản xuất giống nấm T−ơng Mai - Hà Nội. (Nay là Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội). Năm 1986 ở thành phố Hồ Chí Minh thành lập xí nghiệp chế biến nấm. Một số tỉnh thành khác cũng đã thành lập những công ty hoặc xí nghiệp sản xuất và chế biến nấm nh− công ty nấm Thanh Bình (Thái Bình), các công ty liên doanh sản xuất và chế biến nấm ở miền Nam...

Năm 1987 sản xuất nấm ăn đã phát triển ở các địa ph−ơng trong cả n−ớc trong mọi thành phần kinh tế, nấm đã đ−ợc xuất khẩu ra n−ớc ngoài và trở thành nguồn thu ngoại tệ cho đất n−ớc. Năm 1991-1993 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng triển khai dự án sản xuất nấm theo công nghệ Đài Loan. Năm 1992 -1993 công ty nấm Hà Nội nhập thiết bị chế biến đồ hộp và nhà trồng nấm công nghiệp của Italia. Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây... đã đầu t− hàng tỷ đồng cho nghiên cứu và sản xuất nấm. Phong trào trồng nấm mỡ trong các năm 1988-1992 đã mở rộng hầu khắp các tỉnh phía Bắc. Tổng sản l−ợng nấm mỡ đ−ợc nuôi trồng trong những năm qua ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu đ−ợc chế biến thành nấm mỡ muối để xuất khẩu. Khoảng 20% đ−ợc tiêu dùng nội địa ở dạng t−ơi. Từ năm 1988 trở về tr−ớc l−ợng nấm mỡ muối đạt khoảng 30 tấn. Năm 1993 đạt khoảng 250 tấn, năm 1999 đạt khoảng 5000 tấn. Năm 2000 đạt khoảng 10.000 tấn [16, tr.78], [17, tr.17]. Ngoài nấm mỡ còn các loại nấm ăn khác nh−: Nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ... đ−ợc nuôi trồng ngày càng tăng (đối với các tỉnh phía Bắc) và chủ yếu là tiêu dùng nội địa. Ước tính trung bình một năm đạt khoảng 10000 tấn nấm t−ơi các loại [17, tr.17].

Đối với các tỉnh phía Nam sản xuất nấm hầu hết ở các tỉnh từ Đà Lạt trở vào. Sản l−ợng hàng năm đạt khoảng 1000 tấn nấm muối. Hiện nay phong trào trồng nấm rơm đang phát triển nhanh trong các tỉnh đồng bằng sông cửu long. Sản l−ợng tăng lên nhiều, tr−ớc năm 1990 mới đạt khoảng vài trăm tấn/năm, năm 2000-2001 đã đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Mộc nhĩ cũng đ−ợc nuôi trồng phổ biến, chỉ có nấm mỡ và nấm sò là sản l−ợng không đáng kể.

Nấm ăn đ−ợc sản xuất tại Việt Nam nhất là nấm mỡ và nấm rơm chủ yếu dùng cho xuất khẩu sang các thị tr−ờng Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, ý, Đức. Thị tr−ờng tiêu thụ nấm rơm của Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2001 là ý, Đức, Pháp, Nhật, úc. Có tới 3 vùng tiêu thụ 70% nguyên liệu nấm rơm muối để tái đóng hộp xuất sang n−ớc thứ ba là Malaysia, Đài Loan và Thái Lan [31]. Từ năm 2002 các nhà máy đóng hộp tại Việt Nam đã xuất nấm rơm hộp vào thị tr−ờng châu Mỹ. Các tỉnh phía Nam đã xuất khẩu nấm rơm muối và đóng hộp với số l−ợng hàng ngàn tấn/ năm. Các tỉnh phía Bắc xuất nấm mỡ muối, nấm hộp sang thị tr−ờng Nhật Bản, Đài Loan, Đức với số l−ợng ch−a đáng kể.

Thị tr−ờng tiêu thụ trong n−ớc đối với nấm h−ơng khô, nấm mỡ hộp hiện nay chủ yếu là nhập từ Trung Quốc. Các tỉnh miền Trung và Nam Bộ tiêu thụ nấm rơm t−ơi sản xuất trong n−ớc khoảng ngàn tấn/ năm. Các tỉnh phía Bắc tiêu thụ nấm mỡ, nấm sò, nấm rơm t−ơi tăng nhanh trung bình một năm đạt khoảng 100 tấn [17, tr.23].

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)