Kỹ thuật và công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 131 - 134)

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mỡ t−ơi: Cũng nh− đối với sản xuất nấm sò, chi phí sản xuất nấm mỡ cũng tăng dần qua hai năm, nh−ng giá bán sản

4.4.1. Kỹ thuật và công nghệ

Trong sản xuất nấm ăn phải nắm vững quy trình kỹ thuật, thực hiện các khâu công việc một cách chặt chẽ mới đem lại hiệu quả cao. Chính vì vậy quá trình h−ớng dẫn và chuyển giao công nghệ từ các Trung tâm nghiên cứu thực sự là quan trọng.

Trong những năm qua tại Yên Khánh ng−ời sản xuất đã đ−ợc tiếp thu công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật. Hầu hết nông hộ đã thực hiện theo quy trình h−ớng dẫn, tuy nhiên việc tuân thủ các khâu kỹ thuật còn tuỳ tiện, ch−a khống chế đ−ợc các điều kiện đòi hỏi về sinh tr−ởng và phát triển của các loại nấm nên ảnh h−ởng nhiều đến năng suất và sản l−ợng. Trong đó khâu xử lý nguyên liệu làm ch−a tốt, ch−a đảm bảo độ pH của n−ớc vôi khử trùng đặc biệt là đối với nấm sò và nấm rơm. Do đó nấm bị nhiễm bệnh, với nấm sò tỷ lệ nhiễm mốc trung bình là 10% (2003). Vụ nấm rơm 2003, trong tháng 7 có một đợt m−a lớn kéo dài, nhiệt độ xuống thấp, những nông hộ không che chắn mô nấm rơm, quả thể nấm không phát triển.

Một vấn đề mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây trong vấn đề kỹ thuật và công nghệ đó là: Lựa chọn cơ chất (nguyên liệu) để trồng nấm phù hợp với địa ph−ơng. Dựa trên kết quả nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật nuôi trồng nấm sò trên các loại cơ chất khác nhau với từng chủng giống. Nuôi trồng trên bông phế thải với nấm sò trắng (Chủng F) năng suất đạt 110-115% so với nguyên liệu, nấm sò tím (Os) đạt 115-125% so với nguyên liệu. Nuôi trồng trên rơm rạ với nấm sò trắng năng suất đạt 80-85%, sò tím đạt 90-95% so với nguyên liệu [55].

Nh− vậy nấm sò sinh tr−ởng trên các loại cơ chất khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Năng suất của nấm sò khi nuôi trồng với nguyên liệu là bông phế thải cho năng suất cao hơn so với rơm rạ, nh−ng giá nguyên liệu lại cao (bông 600đ/kg, rơm rạ 200đ/kg). Yên Khánh lại không gần nơi có nguồn nguyên liệu bông phế thải. Cho nên để tăng năng suất nấm sò mà không làm chi phí tăng ta có thể thực hiện phối trộn cơ chất rơm rạ và bông phế thải theo tỷ lệ nhất định. Đây là vấn đề mà các hộ nông dân cần l−u ý trong quá trình sản xuất nấm.

4.4.2. Giống nấm

Giống nấm là nhân tố ảnh h−ởng rất lớn đến quá trình sản xuất, bởi vì nó quyết định đến năng suất và phẩm chất của các loại sản phẩm nấm ăn. Chính vì thế công tác tồn trữ và nhân giống nấm để phục vụ cho sản xuất là điều hết sức quan trọng (tổ chức sản xuất và cung cấp giống nấm theo sơ đồ 3)

Sơ đồ 3 Sản xuất và cung cấp giống nấm tại Yên Khánh

Giống gốc Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Giống cấp 1 Trung tâm công

nghệ sinh học thực vật Giống cấp 2- Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Trung tâm nấm H−ơng Nam Giống cấp 3 Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Trung tâm nấm H−ơng Nam Các sản phẩm về nấm ăn Ng−ời nông dân và cơ sở

Theo sơ đồ 3 giống nấm gốc, cấp 1 đ−ợc nhân tại Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật, Trung tâm sản xuất giống nấm cấp 2 và cấp 3 cung cấp cho các Trung tâm khác và ng−ời sản xuất. Trung tâm nấm H−ơng Nam thực hiện sản xuất giống cấp 2, giống cấp 3, cung cấp chủ yếu giống cấp 3 cho hộ nông dân trong vùng. Hiện nay việc cung cấp giống nấm đã t−ơng đối kịp thời cho nhu cầu sản xuất, chất l−ợng t−ơng đối đảm bảo và ổn định cho quá trình phát triển sản xuất.

Vấn đề hiện nay là lựa chọn các chủng giống nấm trong phát triển sản xuất cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong vùng, nhất là điều kiện thời tiết khí hậu. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật đã có những chủng giống nấm t−ơng đối tốt phục vụ cho sản xuất. Với nấm mỡ có những chủng giống cho năng suất t−ơng đối cao: giống AI đạt 22-25%, AZ đạt 21-23%, A2 đạt 26-28%, Al1 đạt 26-30% so với nguyên liệu [55].

Hiện nay với Yên Khánh đối với nấm mỡ phát triển loại nấm Al1 vì có nhiều đặc tính −u việt: Thời gian sinh tr−ởng nhanh, sợi nấm có sự thích nghi và chống chịu tốt nhất với sự thay đổi của thời tiết theo h−ớng chịu đ−ợc nhiệt. Thực tế trong thời gian qua giống Al1 đã đ−ợc nuôi trồng nhiều trong vụ đông xuân 2002-2003, 2003-2004.

Đối với giống nấm sò nên chọn loại nấm sò trắng (F) có khả năng phát triển quanh năm và t−ơng đối dễ nuôi trồng. Đối với giống nấm rơm theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật có một số giống nấm rơm đã khảo nghiệm và đ−a ra sản xuất đại trà. Với năng suất của các chủng giống (% nấm t−ơi/nguyên liệu khô) thì giống V1(P2) đạt 25,2%, V2 đạt 22%, V3 đạt 19,2%, V4 đạt 18,1%, V5(Vt) đạt 20%, V6 đạt 22,8% [55].

Trong đó chỉ có giống V5 (Vt) là giống có nhiều −u điểm tuy năng suất không cao nh−ng có chất l−ợng tốt và phù hợp thị hiếu ng−ời tiêu dùng. Trong năm 2003 hộ trồng nấm rơm nh−ng năng suất thấp mặc dù dùng chủng giống V6 là giống có năng suất cao nhất trong khảo nghiệm. Do đó hiện nay trong vụ hè năm 2004 các hộ dùng giống V5(Vt) đ−ợc xác định là giống chính trong vùng.

4.4.3. Thời vụ

Lựa chọn thời vụ cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nấm ăn. Trồng đúng thời vụ để tận dụng những yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các điều kiện khác thích hợp nhất cho quá trình sinh tr−ởng và phát triển của nấm. Làm đúng thời vụ, có trình độ kỹ thuật và công nghệ tốt năng suất tăng lên rất nhiều.

Trong thực tế nông hộ thực hiện theo lịch thời vụ đã đ−ợc xác định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình trong dự án năm 1999. Với nấm sò, nấm mỡ thích hợp nhất là nuôi trồng từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau, nấm rơm thực hiện nuôi trồng bắt đầu từ 15/4 cho đến tháng 10.

Tuy nhiên trong những năm qua hộ sản xuất nấm sò th−ờng bắt đầu nuôi trồng từ tháng 8, tháng 9 sớm hơn so với lịch chung, chính vì thế có ảnh h−ỏng đến năng suất. Nấm rơm ng−ời sản xuất đều bắt đầu thực hiện nuôi trồng từ tháng 4 cho đến tháng 9 là đã kết thúc, không nuôi trồng trong tháng 10. Bỏ qua một tháng mà điều kiện thời tiết đang cho phép sản xuất.

Đối với nấm mỡ qua các năm cho thấy hộ nông dân bắt đầu sản xuất trong tháng 10. Một số hộ nông dân khoảng giữa tháng 10 tiến hành xử lý nguyên liệu nuôi trồng đạt năng suất cao hơn so với hộ xử lý nguyên liệu vào cuối tháng.

Do vậy việc xác định thời vụ một cách chính xác cần đ−ợc nghiên cứu tỉ mỉ và có lịch cụ thể cho nông dân.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 131 - 134)