Cơ sở khoa học của định h−ớng và các giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 147 - 150)

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mỡ t−ơi: Cũng nh− đối với sản xuất nấm sò, chi phí sản xuất nấm mỡ cũng tăng dần qua hai năm, nh−ng giá bán sản

4.5.1. Cơ sở khoa học của định h−ớng và các giải pháp

4.5.1.1. Khí hậu thời tiết Yên Khánh phù hợp cho sản xuất nấm ăn

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, nhất là điều kiện khí hậu thời tiết đã làm cho Yên khánh có một khả năng rất tốt để phát triển sản xuất một số loại nấm ăn chủ yếu. Khí hậu thời tiết ở đây từ khoảng tháng 11 trở đi là có sự chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông, nhiệt độ giảm dần và bắt đầu rét từ cuối tháng 11 cho đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Khi lập xuân trời ấm hơn, nh−ng có kèm theo những đợt m−a phùn ẩm −ớt. Sau đó đến tháng 4 thì thời tiết ấm dần lại chuẩn bị sang mùa hè nóng bức, sau đó đến tháng 8 trời lại dịu mát dần chuẩn bị sang thu. Sự diễn biến của thời tiết khí hậu đã tạo thành quy luật chi phối sự hình thành các mùa vụ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng nh− trong sản xuất nấm ăn. Hộ nông dân đã dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên để sản xuất nấm ăn, những năm điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi thì năng suất và sản l−ợng nấm ăn các loại cũng t−ơng đối cao. Tất nhiên là không loại trừ những biến động không bình th−ờng của khí hậu thời tiết làm ảnh h−ởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và nấm ăn nói riêng.

4.5.1.2. Nguồn rơm rạ rất dồi dào tạo ra khả năng để phát triển sản xuất nấm ăn trong huyện

Sản xuất nấm ăn tại Yên Khánh dùng nguyên liệu chính là rơm rạ. Trong sản xuất nấm ăn nguồn nguyên liệu là cơ sở để xác định quy mô và khối l−ợng sản phẩm. Hiện nay trong phát triển sản xuất các loại nấm ăn thì nông hộ vẫn sử dụng nguồn nguyên liệu là rơm rạ, mùn c−a còn bông phế thải ch−a phổ biến và chỉ tập trung trong các hộ có điều kiện đầu t− về mặt kỹ thuật và vốn. Nguồn rơm rạ phụ thuộc vào sự phát triển sản xuất lúa. Tổng sản l−ợng lúa đạt đ−ợc trong 4 năm từ 2000-2003 là 345697 tấn, bình quân một năm đạt 86424 tấn thóc, và kèm theo 103708 tấn rơm rạ. Trong đó sử dụng

cho trâu bò khoảng 13222 tấn nh− vậy, nếu không dùng vào việc khác thì l−ợng rơm rạ còn khoảng 90486 tấn. Giả sử số rơm rạ trên sử dụng vào sản xuất các loại nấm thì sản l−ợng rất lớn.

4.5.1.3. Lực l−ợng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn

Trong sản xuất nấm ăn thì ng−ời lao động quyết định năng suất cũng nh− sản l−ợng nấm. Lực l−ợng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trên 73% trong tổng số lao động của Yên Khánh. Tính trong 3 năm từ 2001- 2003 số lao động nông nghiệp là 159739 ng−ời vậy trung bình mỗi năm có khoảng 53246 lao động nông nghiệp. Bình quân một lao động nông nghiệp có 0,17 ha đất nông nghiệp, 0,15 ha đất trồng lúa. Do vậy ngoài việc cấy lúa, nuôi lợn thì l−ợng lao động nông nghiệp còn d− thừa nhiều. Đây là lực l−ợng lớn để phát triển sản xuất nấm ăn.

4.5.1.4. Phát triển sản xuất nấm ăn hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện

Trên địa bàn huyện Yên Khánh việc sản xuất nấm ăn đ−ợc tiến hành trong các nông hộ và ở cơ sở tập trung. Ng−ời sản xuất đã tận dụng nhà kho, gian nhà trống bỏ không để thực hiện nuôi trồng, điều đó đã làm giảm vốn đầu t− trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trồng nấm. So với các ngành sản xuất khác vốn đầu t− cho lĩnh vực nấm ăn thấp, phù hợp điều kiện kinh tế nông hộ. Mặt khác trong một không gian nhất định ng−ời lao động có thể tổ chức và quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, vật t− kỹ thuật và tiết kiệm chi phí. Có thể tận dụng lao động nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong sản xuất. Kỹ thuật trồng nấm không phức tạp và phù hợp với nông hộ. Các tác nghiệp trong quá trình nuôi trồng các loại nấm ăn chủ yếu là bao gồm: ngâm rơm rạ, ủ rơm, vào khuôn với nấm rơm, đóng bịch với nấm sò, vào luống với nấm mỡ, cấy giống, t−ới ẩm, phủ đất với nấm mỡ, treo và rạch bịch với nấm sò, và tác nghiệp thu hái và chế biến nấm. Những tác nghiệp trên đều

đơn giản, dễ làm không chỉ thích hợp cho lao động chính và ngay cả những lao động phụ cũng có thể giúp gia đình trong công việc nuôi trồng đ−ợc. Mặt khác nấm ăn có chu kỳ sản xuất ngắn nên nông hộ chủ động hạn chế rủi ro và chuyển h−ớng canh tác dễ dàng. Với những đặc điểm đó thì phát triển sản xuất nấm ăn rất phù hợp với việc khai thác những tiềm năng sản xuất trong kinh tế hộ.

4.5.1.5. Tiến bộ kỹ thuật là căn cứ cho các giải pháp phát triển sản xuất nấm ăn trong huyện

Ngành trồng nấm đã từng tồn tại và phát triển trên thế giới, đồng thời với đó là những tiến bộ kỹ thuật ra đời để áp dụng vào sản xuất và chế biến nấm ăn. Cùng với những tiến bộ kỹ thuật trong việc tạo ra những giống nấm mới có năng suất cao, phẩm chất tốt thì đi liền với nó phải là quy trình công nghệ nuôi trồng và bảo quản và chế biến nấm. Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật đã dày công nghiên cứu các công nghệ sản xuất của n−ớc ngoài và đã cải tiến cho phù hợp với điều kiện trong mỗi vùng nông thôn của Việt nam, cũng nh− vùng nông thôn Yên Khánh. Công nghệ nuôi trồng đ−ợc xây dựng cho sản xuất nấm ăn trên các loại cơ chất khác nhau và có nhiều trong nông thôn nh− rơm rạ, mùn c−a, bã mía... Chính điều đó tạo điều kiện cho hộ nông dân trong huyện tham gia vào nuôi trồng nấm ăn với số l−ợng đông hơn.

4.5.1.6. Thị tr−ờng tiêu thụ nấm đã mở rộng trong nội địa cũng nh−

n−ớc ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh

Thị tr−ờng tiêu thụ nấm lớn nhất hiện nay trên thế giới là Mỹ, Nhật Bản, các n−ớc châu âu, hàng năm các n−ớc đó phải nhập sản phẩm từ Trung quốc là chủ yếu. Các hãng sản xuất của các n−ớc nh− Mỹ, Nhật, Đức... cũng đã vào Việt Nam để tìm nguồn hàng và hợp tác đầu t−. Chứng tỏ thị tr−ờng tiêu thụ ở n−ớc ngoài hiện nay đang mở rộng nếu ta có đủ nguồn hàng.

Thị tr−ờng tiêu thụ nấm ăn trong n−ớc và trên thế giới đang tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội và dân số. Thị tr−ờng trong n−ớc đang sôi động với mặt hàng mới là nấm ăn đặc biệt là các loại nấm ăn t−ơi có giá trị nh− nấm rơm và nấm mỡ. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng lớn ở các thành phố đang rất cần nấm để phục vụ khách n−ớc ngoài, trong n−ớc có nhu cầu ăn nấm t−ơi. Mặt khác nấm sò t−ơi và khô dần đang đ−ợc mọi ng−ời dân tiêu thụ, tuy rằng với số l−ợng còn khiêm tốn so với tổng l−ợng dân số n−ớc ta.

Chính vì vậy Yên Khánh phát triển nấm ăn nhất là nấm rơm và nấm mỡ với sản l−ợng cao thì không thiếu thị tr−ờng tiêu thụ.Tr−ớc mắt còn khó khăn về thị tr−ờng tiêu thụ do sản xuất với số l−ợng nhỏ, nên không chủ động đ−ợc nguồn tiêu thụ. Nếu phát triển sản xuất tập trung chuyên môn hoá để tăng sản l−ợng, trong những năm tới có thể ký hợp đồng trực tiếp với n−ớc ngoài để tiêu thụ. Đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong vùng.

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)