Kết quả và những thành tựu đạt đ−ợc

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 117 - 121)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1 Thực trạng phát triển sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện

4.3.1. Kết quả và những thành tựu đạt đ−ợc

4.3.1.1.Năng suất và sản l−ợng nấm ăn

Năng suất và sản l−ợng nấm ăn t−ơi các loại tăng dần. Năng suất các loại nấm ăn đều ở mức trung bình và khác nhau theo các loại nấm. Trong hộ, năng suất nấm sò tăng dần từ 600kg/tấn nguyên liệu lên 610 kg/tấn nguyên liệu, trong cơ sở tập trung thì năng suất cũng tăng dần từ 600 lên 650kg/tấn nguyên liệu. So với một số địa ph−ơng nh− Đông Sơn (Thanh Hoá), Thạch Hà (Hà Tĩnh), Cẩm Giàng (Hải D−ơng) năng suất nấm sò của Yên Khánh cao hơn [57], [58], [59].

Năng suất nấm rơm tại các nông hộ trung bình là 85,8 kg/ tấn nguyên liệu, tại các cơ sở tập trung là 120kg/tấn nguyên liệu. So với năng suất chung của cả n−ớc thì năng suất nấm rơm tại Yên Khánh thấp hơn [3]. Năng suất nấm mỡ của Yên

Khánh là 200kg/tấn nguyên liệu. Nhìn chung lại năng suất các loại nấm ăn tại Yên Khánh, đều ở mức trung bình khá so với các định mức kinh tế kỹ thuật chỉ có năng suất nấm rơm là t−ơng đối thấp so với định mức 120-180kg/tấn nguyên liệu. Nấm rơm năng suất còn thấp nguyên nhân do giống chất l−ợng ch−a đảm bảo. Mặt khác ng−ời sản xuất ch−a có kinh nghiệm trong việc khống chế các điều kiện khí hậu thời tiết tác động có hại đến sự phát triển của nấm rơm. Đối với nấm mỡ thì trong năm 2003 điều kiện khí hậu thời tiết t−ơng đối thuận lợi (rét nhiều) tuy nhiên trong khâu chăm sóc nông hộ ch−a thực hiện nghiêm ngặt theo kỹ thuật đề ra.

Sản l−ợng các loại nấm ăn tại Yên Khánh trong năm 2003 là 809,75 tấn so với sản l−ợng của cả n−ớc thì sản l−ợng Yên Khánh chiếm khoảng 0,8%. Đây là sản l−ợng t−ơng đối với một huyện nhỏ ở tỉnh Ninh Bình. Nh− vậy sự tăng tr−ởng về sản l−ợng các loại nấm ăn của Yên Khánh trong những năm gần đây sẽ góp phần chung vào việc phát triển một ngành nghề mới trong nông thôn.

4.3.1.2. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến một số loại nấm ăn.

Nhìn chung sản xuất và chế biến nấm ăn trên địa bàn huyện đều mang lại hiệu quả kinh tế, Biểu hiện rõ rệt nhất là giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên, năm 2001 đạt 312,4 triệu đồng thì năm 2003 đạt 2776,68 triệu đồng. Giá trị sản xuất của nấm sò tăng từ 171,5 triệu đồng năm 2001 lên 1709,9 triệu đồng năm 2003. T−ơng ứng giá trị sản xuất nấm mỡ cũng tăng từ 28 triệu đồng năm 2001 lên 254,8 triệu đồng năm 2003. Riêng có nấm rơm giá trị sản xuất mới đạt 51,1 triệu đồng năm 2003. Bên cạnh đó thu nhập hỗn hợp của nông hộ và lợi nhuận đạt đ−ợc cũng tăng dần qua từng năm với các loại nấm. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp& Địa chính Yên Khánh [35], thì thu nhập hỗn hợp của nông hộ trong sản xuất nấm sò tăng từ 93,8 triệu đồng năm 2001 lên 960 triệu đồng năm 2003. Lợi nhuận đạt đ−ợc của sản xuất nấm sò tăng từ 67 triệu đồng vào năm 2001 lên 686,5 triệu đồng vào năm 2003. Đối với nấm mỡ thì thu nhập hỗn hợp trong nông hộ đạt đ−ợc từ 14 triệu đồng đến 127,9 triệu đồng năm 2003. Lợi nhuận trong sản xuất và chế biến

nấm mỡ −ớc đạt từ 7 triệu đồng năm 2001 lên 70 triệu đồng năm 2003. Đối với nấm rơm nhìn chung mức thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận còn thấp chỉ đạt khoảng 12,7 triệu đồng thu nhập hỗn hợp và thu đ−ợc khoảng 6,9 triệu đồng lợi nhuận trong năm 2003.

+ Hộ nông dân

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm sò t−ơi

Đối với sản xuất nấm sò t−ơi, chi phí sản xuất tính cho một tấn nguyên liệu tăng dần qua các năm, giá bán sản phẩm biến động nhỏ. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm sò qua các năm thể hiện trên bảng 38.

Bảng 38 Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm sò t−ơi của nông hộ (tính trên một tấn nguyên liệu)

Tốc độ phát triển(%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 02/01 03/02 BQ 1. Năng suất kg/tấnNL 600 600 610 100 101,7 100,8 2. Giá bán nghìn đ/kg 3,5 3,6 3,6 102,9 100,0 101,4 3.GTSX 1000đ 2140 2210 2256 103,3 102,1 102,7 4.CPTG 1000đ 768,7 792,4 807,2 103,1 101,9 102,5 5.GTGT 1000đ 1371,3 1417,6 1448,8 103,4 102,2 102,8 6.TNHH 1000đ 1150,3 1211,6 1233,8 105,3 101,8 103,6 7.Lợi nhuận 1000đ 820,3 881,6 888,2 107,5 100,7 104,1 8.Tính cho một đ CPTG đ GTSX đ 2,78 2,79 2,79 100,2 100,2 100,2 GTGT đ 1,78 1,79 1,79 100,3 100,3 100,3 TNHH đ 1,50 1,53 1,53 102,2 100,0 101,1 Lợi nhuận đ 1,07 1,11 1,10 104,3 98,9 101,5 9.Tính cho một đ chi phí đ GTSX đ 1,62 1,66 1,65 102,6 99,1 100,9 GTGT đ 1,04 1,07 1,06 102,7 99,3 101,0 TNHH đ 0,87 0,91 0,90 104,6 98,9 101,7 Lợi nhuận đ 0,62 0,66 0,65 106,8 97,8 102,2

10.Tính cho một ngày -ng−ời 1000đ

GTSX 1000đ 66,9 71,3 73,7 106,6 103,4 105,0 GTGT 1000đ 42,9 45,7 47,3 106,7 103,5 105,1 TNHH 1000đ 35,9 39,1 40,3 108,7 103,2 105,9 Lợi nhuận 1000đ 25,6 28,4 29,0 110,9 102,1 106,4

Qua số liệu ở bảng 38 thì giá trị sản xuất của nấm sò tính cho một tấn nguyên liệu tăng dần qua 3 năm từ 2140 nghìn đồng đến 2256 nghìn đồng, trong đó có thêm phần giá trị sản phẩm phụ là bã nấm tăng từ 40000đ lên 60000đ/tấn. Mức tăng giá trị sản xuất trung bình mỗi năm là 2,7%, do đó làm cho TNHH và lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm. Nhìn chung sản xuất nấm sò đem lại hiệu quả với một đồng chi phí bỏ ra thu về 0,62 đến 0,66 đồng lợi nhuận. Do hộ tổ chức sản xuất tốt hơn nên TNHH tính trên một ngày-ng−ời lao động tăng từ 35900đ lên 40300đ và lợi nhuận tính cho một ngày-ng−ời lao động tăng dần từ 25600đ lên 29000đ.

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm mỡ t−ơi: Với quá trình sản xuất nấm mỡ chi phí sản xuất tăng dần qua các năm, giá bán sản phẩm có những biến động làm ảnh h−ởng đến hiệu quả sản xuất. Điều này thể hiện qua bảng 39.

Bảng 39 Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm mỡ t−ơi của nông hộ (tính trên một tấn nguyên liệu)

Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 02/01 03/02 BQ 1. Năng suất kg/tấnNL 200 200 200 100,0 100,0 100,0 2. Giá bán nghìn đ/kg 7 8 7 114,3 87,5 100,0 3.GTSX 1000đ 1440 1650 1460 114,6 88,5 100,7 4.CPTG 1000đ 506,6 557,2 565 110,0 101,4 105,6 5.GTGT 1000đ 933,4 1092,8 895 117,1 81,9 97,9 6.TNHH 1000đ 703,4 892,8 703 126,9 78,7 100,0 7.Lợi nhuận 1000đ 343,4 532,8 322,2 155,2 60,5 96,9 8.Tính cho một đ CPTG đ GTSX đ 2,8 3,0 2,6 104,2 87,3 95,3 GTGT đ 1,8 2,0 1,6 106,4 80,8 92,7 TNHH đ 1,4 1,6 1,2 115,4 77,7 94,7 Lợi nhuận đ 0,7 1,0 0,6 141,1 59,6 91,7 9.Tính cho một đ chi phí đ GTSX đ 1,3 1,5 1,3 112,5 86,9 98,9 GTGT đ 0,9 1,0 0,8 114,9 80,4 96,1 TNHH đ 0,6 0,8 0,6 124,6 77,3 98,1 Lợi nhuận đ 0,3 0,5 0,3 152,3 59,4 95,1 10.Tính cho một ngày -ng−ời 1000đ

GTSX 1000đ 42,4 51,6 47,4 121,7 91,9 105,8 GTGT 1000đ 27,5 34,2 29,1 124,4 85,1 102,9 TNHH 1000đ 20,7 26,3 22,8 126,9 86,9 105,0 Lợi nhuận 1000đ 10,1 16,7 10,5 164,9 62,8 101,8

Đối với nấm mỡ t−ơi, giá trị sản xuất có những biến động không ổn định do giá nấm mỡ lên xuống qua các năm. Giá nấm mỡ biến động lớn hơn nấm sò. Do đó TNHH và lợi nhuận cũng có biến động tăng giảm theo năm. Nhìn chung sản xuất nấm mỡ hiện nay có lãi cho nông hộ, trung bình sản xuất một tấn nguyên liệu nông hộ lãi từ 322200đ đến 532800đ. Lợi nhuận tính trên một đồng chi phí từ 0,3 đến 0,5 đồng, tính cho một ngày-ng−ời lao động từ 10100đ đến 16700đ. Nhìn chung sản xuất nấm mỡ hiệu quả kinh tế thấp hơn nấm sò.

+ Trung tâm nấm H−ơng Nam

- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm sò t−ơi: Trong sản xuất nấm sò t−ơi tính cho một tấn nguyên liệu, chi phí tăng dần qua các năm, năng suất nấm sò tăng lên do đó làm hiệu quả sản xuất thay đổi thể hiện qua bảng 40.

Bảng 40 Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm sò t−ơi của Trung tâm nấm

(tính trên một tấn nguyên liệu)

So sánh

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2002

Năm

Một phần của tài liệu Luận văn phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)