Giải quyết vấn đề Câu

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi ĐH (Trang 53 - 58)

III. Cao trào vận động cách mạng giải phóng dân tộc 1939 1945 (Cuộc vận động cách mạng tháng Tám)

Giải quyết vấn đề Câu

Câu 1

- Ngay từ khi ra đời (2/1930) Đảng cộng sản Việt Nam kịp thời tổ chức và lãnh đạo một phong trào cách mạng sâu rộng trong cả nớc. Giữa lúc phong trào phát triển đến đỉnh cao (9/1930). Ban Chấp hành Trung ơng lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam triệu tập Hội nghị lần thứ I (10/1930), ngoài việc quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dơng, Hội nghị đã thông qua bản Luận cơng cách mạng t sản dân quyền. Ngoài ra Đảng còn đề ra một số chủ trơng và biện pháp cụ thể để mở rộng phong trào, thành lập mặt trận ''phản đế đồng minh Đông Dơng''. Mặt trận này chủ trơng tập hợp giai cấp công nhân, nông dân, phái tả tiểu t sản, nhng mặt trận này cha đợc thực hiện thì phong trào 1930 - 1931 bị đế quốc và tay sai dìm trong bể máu.

- Vợt qua những năm địch khủng bố trắng (1932 - 1935), từ năm 1936 trở đi xuất phát từ đặc điểm tình hình thế giới và trong nớc. Đảng tạm thời gác khẩu hiệu ''Độc lập dân tộc'' và ''Ruộng đất dân cày'', nêu cao khẩu hiệu ''HB -TD- CA'' để thực hiện thắng lợi nhiện vụ trớc mắt của cách mạng. Chủ trơng thành lập mặt trận ''nhân dân phản đế đông dơng'' (3/1938). Mặt trận dân chủ Đông D-

ơng nhằm tập hợp mọi lực lợng yêu nớc dân chủ, tiến bộ ''chống bọn phản động thuộc địa tay sai'', đòi các quyền dân sinh, dân chủ, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh trên thế giới.

- Đầu tháng 9/1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ, nớc Pháp tham gia chiến tranh, một năm sau Nhật kéo vào Đông Dơng, dân ta rơi vào cảnh một cổ hai tròng, quyền lợi của mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội bị cớp dật, vận mệnh của các dân tộc Đông Dơng bị đe doạ nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh ấy, yêu cầu cấp bách của cách mạng và nguyện vọng bức thiết nhất của các dân tộc Đông Dơng là đánh đổ ách thống trị của đế quốc xâm lợc để giành độc lập cho dân tộc.

Đáp ứng yêu cầu nguyện vọng cách mạng và toàn dân, Đảng ta chủ trơng thành lập mặt trận ''dân tộc thành niên phản đế Đông Dơng'' nhằm tập hợp mọi giai cấp, mọi tầng lớp và cá nhân yêu nớc có tinh thần phản đế vào ''Mặt trận thanh niên chống đế quốc'' giành độc lập cho dân tộc rồi tiến lên thành lập ''LBCH dân chủ đông dơng''.

Cho đến đầu năm 1941, cuộc chiến tranh thế giới lần II ngày càng lan rộng. Phe phát xít đã thôn tính nhiều nớc nhng chiều hớng phát triển của tình hình ngày càng bất lợi cho chúng. Trong đó phong trào cách mạng ngày càng lên cao, vấn đề xây dựng và mở rộng khối đoàn kết dân tộc trở thành một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu ấy, Đảng ta chủ trơng thành lập mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết mọi giai cấp và tầng lớp, không phân chia tôn giáo, đảng phái xu hớng chính trị để cũng đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc.

Câu 2:

Việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh là một chủ trơng sáng tạo của Đảng ta bắt nguồn từ hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Vào cuối năm 1940 đầu năm 1941, cuộc chiến tranh thế giới lần II tiếp tục lan rộng và ngày càng quyết liệt. Sau khi thôn tính nhiều nớc ở châu Âu, phát xít Đức tấn công Liên Xô

(6/1941), từ đó nhân dân Liên Xô bớc vào cuộc kháng chiến để bảo vệ tổ quốc XHCN. Tính chất cuộc chiến tranh thế giới II thay đổi, chuyển từ cuộc chiến tranh nhằm tranh giành quyền lợi lẫn nhau giữa hai tập đoàn đế quốc phát xít thành cuộc chiến tranh giữa hai phe: một bên là phe đồng minh do Liên Xô đứng đầu, một bên là phe phát xít do Đức cầm đầu.

Cách mạng Đông Dơng là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, trong quá trình đấu tranh giành dộc lập dân tộc đứng về phe đồng minh đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít quốc tế.

Cùng thời gian trên tại Đông Dơng, Nhật và Pháp cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Vận mệnh của các dân tộc Đông D- ơng trở lên nguy vong không lúc nào bằng. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Đông Dơng với đế quốc phát xít Nhật - Pháp trở lên sâu sắc, đòi hỏi đợc giải quyết cấp bách. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, yêu cầu cấp bách của cách mạng và nguyện vọng tha thiết của toàn thể Đông Dơng là phải đánh đổ ách thống trị của đế quốc xâm lợc, giành độc lập cho dân tộc. Vấn đề độc lập dân tộc trở thành nhiệm vụ số 1 của Việt Nam.

Để tăng cờng sức mạnh đoàn kết toàn dân, vấn đề giải phóng dân tộc phải đợc giải quyết trong khuôn khổ từng nớc ở Đông Dơng. Mỗi nớc ở Đông Dơng phải thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng.

Xuất phát từ lý do trên đây, Trung ơng Đảng cộng sản Đông Dơng và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc quyết định thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).

- Ngày 19/5/1941 mặt trận Việt Minh ra đời kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng. Do đó không bao lâu, mặt trận Việt Minh phát triển nhanh chóng nhất là ở Cao Bằng, tại đây năm 1942 khắp 9 châu đều có các tổ chức Cứu quốc. Trong đó có 3 châu hoàn toàn (Hoà An, Hà Quảng, Nguyên Bình), các xã đều có uỷ ban Việt Minh, uỷ ban Việt Minh tỉnh và Liên tỉnh Cao -Bắc - Lạng cũng lần lợt đợc thành lập.

- Đầu năm 1943 trong khi phe đồng minh chuyển sang phản công phe phát xít. Phong trào cách mạng nớc ta cũng ngày càng lan rộng, yêu cầu mở rộng khối đoàn kết toàn dân trở thành một nhiệm vụ bức thiết. Do đó Ban Thờng vụ trung ơng Đảng cộng sản Đông Dơng đã triệu tập hội nghị (2/1943) quyết định củng cố và phát triển mặt trận Việt Minh, mở rộng mặt trận dân chủ chống phát xít.

- Thực hiện nghị quyết trên, song song với việc củng cố các tổ chức cứu quốc trong công nhân và nông dân, Đảng ta đặc biệt chú ý đến việc tuyên truyền vận động các tầng lớp trí thức học sinh, sinh viên, t sản dân tộc. Tháng 12/1943, Đảng ta đa ra bản ''Đề cơng văn hoá'', xác định rõ thái độ và trách nhiệm của văn nghệ sĩ đối với phong trào giải phóng dân tộc. Nhờ đó Hội văn hoá cứu quốc đợc thành lập vào tháng 10/1944. Đảng dân chủ Việt Minh cũng ra đời (6/1944) và chính thức gia nhập mặt trận Việt Minh.

- Đảng ta cũng rất quan tâm tuyên truyền, giác ngộ anh em binh lính ngời Việt trong quân đội Pháp để tiến tới thành lập ''quân nhân cứu quốc''. Các nhóm cảm tình cách mạng, ủng hộ cách mạng cũng đợc thành lập để tranh thủ các tầng lớp trên, kể cả những ngoại kiều tán thành dân chủ ở Đông Dơng.

- Từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), dới ánh sáng của Bản chỉ thị ''Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta'', khắp cả nớc đã bùng lên cao trào cách mạng rộng lớn, từ trong cao trào này mặt trận Việt Minh có cơ sở rộng khắp trong cả nớc. Mặt trận Việt Minh đợc xây dựng có tổ chức chặt chẽ từ Trung ơng xuống địa phơng, trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi. Có thể nói mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi giới, mọi lứa tuổi đều tìm thấy chỗ đứng thích hợp của mình trong Việt Minh.

- Trong quá trình tồn tại và phát triển, mặt trận Việt Minh có vai trò rất to lớn đối với cách mạng tháng 8/1945.

+ Mặt trận Việt Minh là ngọn cờ đoàn kết toàn dân rộng rãi, tạo nên một lực lợng chính trị hùng hậu, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng và cô lập cao độ kẻ thù chủ yếu của dân tộc.

+ Việt Minh là cơ sở để xây dựng và phát triển lực lợng vũ trang cách mạng. Cùng với lực lợng vũ trang, Mặt trận Việt Minh góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn đẩy địch vào thế suy yếu và tan dã, thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.

+ Mặt trận Việt Minh là ngời tổ chức và hớng dẫn quần chúng thực hiện mọi đờng lối, chủ trơng của Đảng ta. Khi thời cơ đến, Việt Minh cũng là ngời tổ chức và hớng dẫn quần chúng nổi dậy đập tan chính quyền đế quốc và phong kiến. Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.

Từ sự phân tích trên đây, có thể nói Mặt trận Việt Minh giữ vai trò quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945.

Câu 3:

Hởng ứng lời kêu gọi của Trung ơng Đảng và Tổng cục Việt Minh, từ ngày 14/8/1945 toàn dân ta nhất loạt vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nớc. Ngày 25/8/1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn thắng lợi về cơ bản, chính quyền trong cả nớc đã thuộc về nhân dân ta.

+ Cùng thời gian trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội (ở số nhà 48 Hàng Ngang), Ngời bắt tay vào việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập, đồng thời chuẩn bị cho lễ ra mắt của Chính phủ lâm thời.

+ Ngày 2/9/1945 cuộc mít tinh lớn đợc tổ chức tại quảng trờng Ba Đình thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập về sự ra đời của nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà.

+ Nội dung: Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nớc ta nêu lên quyền bình đẳng tự do và mu cầu hạnh phúc cá nhân con ngời đợc nghi nhận trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), trong bản Tuyên ngôn độc lập khẳng định

''Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền sống, quyền tự do bình đẳng và quyền sung sớng''.

+ Bản Tuyên ngôn độc lập nghiêm khắc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dơng, hơn 80 năm và sự câu kết giữa Pháp và Nhật trong mấy năm qua. Đồng thời khẳng định Việt Minh đã giành đợc chính quyền từ tay Nhật chứ không phải trong tay Pháp, Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo đại thoái vị, nhân dân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc, phong kiến để giành quyền làm chủ.

+ Thay mặt Chính phủ lâm thời nớc VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền đặc lợi của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nớc Việt Nam, đồng thời kêu gọi các nớc đồng minh công nhận nền độc lập tự do của nhân dân Việt Nam.

+ Bản Tuyên ngôn đọc lập nêu rõ: nớc Việt Nam có quyền hởng tự do độc lập và sự thật đã trở thành một nớc tự do độc lập, nhân dân Việt Nam biết đem tẩt cả tinh thần và lực lợng, tính mệnh và của cải để giữ vững nền độc lập mới giành đợc.

- ý nghĩa: + Bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 là sự kiện thắng lợi hoàn toàn của cách mạng tháng Tám.

+ Tuyên ngôn độc lập là sự kết tinh những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giữ nớc và dựng nớc.

+Đây là một văn kiện quan trọng của nhà nớc ta, khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Mặt khác, Tuyên ngôn đọc lập cũng là nguồn sức mạnh tiếp thêm cho dân tộc ta bớc vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lợc và can thiệp Mỹ (1945 - 1954).

Bài 4

Một phần của tài liệu Tài liệu luyện thi ĐH (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w