Các hình thức kiểm soát

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 119 - 121)

- Phần trạm khắc phải gia công thuê ngoài: 100.000 (đ)

10.3.1.Các hình thức kiểm soát

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

9

Theo hình thức này, việc kiểm soát được thực hiện theo kế hoạch đã định trong từng thời gian và tập trung vào một số chức năng quản trị. Đối tượng của kiểm soát định kỳ thường là quản trị viên thừa hành và quản trị viên thực hiện.

Mục đích:

- Giúp quản trị viên cấp trên xem xét lại một cách toàn diện quản trị viên cấp dưới, từ đó có các quyết định về mở rộng hay thu hẹp trách nhiệm, quyền hạn của các quản trị viên.

- Giúp quản trị viên cấp dưới biết được những sai sót, khuyết điểm mình đã gây ra.

- Làm cơ sở cho việc thưởng phạt, thăng cấp, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản trị viên.

Kiểm soát định kỳ muốn có kết quả khả quan cần chú ý với việc điều chỉnh lương bổng, thăng cấp và cấp trên phải tránh tuỳ tiện kiểm soát cấp dưới theo ý đồ chủ quan của mình.

* Kiểm soát liên tục

Là việc thực hiện kiểm soát thường xuyên trong mọi thời điểm với mọi cấp, mọi khâu và với nội dung toàn diện.

Mục đích:

- Giúp cho cấp trên nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết, bổ sung thêm những thông tin đã được phản ánh qua các đợt kiểm soát định kỳ.

- Đo lường khả năng tổng hợp, mức độ thành thạo trong công việc của người dưới quyền.

* Kiểm soát bằng mục tiêu và kết quả

Với hình thức này, việc kiểm soát được tiến hành trên cơ sở những mục tiêu ngắn hạn đã hoạch định và kết quả đạt được của quá trình quản trị.

So với hai hình thức kiểm soát trên, hình thức này có ưu điểm là:

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

10

+ Nội dung của kiểm soát chính xác, sát hợp với việc đạt tới mục tiêu ngắn hạn, từ đó kịp thời điều chỉnh những sai phạm nhằm đạt mục tiêu dài hạn.

+ Những nội dung kiểm soát được xác định rõ ràng nhờ đo lường giữa kết quả đã đạt được với mục tiêu hoạch định, tránh sự mập mờ, không chính xác.

+ Thông qua kết quả kiểm soát có thể đánh giá được đầy đủ hơn phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo của quản trị viên cấp dưới ở những lĩnh vực họ phụ trách.

+ Tạo điều kiện cho quản trị viên cấp dưới phát huy tài tổ chức, tính chủ động trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản trị.

+ Mỗi quản trị viên tự học hỏi, bồi dưỡng để tạo ra một phương pháp quản trị phù hợp, có hiệu quả nhất đối với bản thân, cũng như đối với việc bồi dưỡng, đào tạo cấp dưới.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 119 - 121)