- Phần trạm khắc phải gia công thuê ngoài: 100.000 (đ)
4 Các tiêu chuẩn định lượng như:
Các tiêu chuẩn định lượng như:
+ Số lượng sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong kỳ. + Tồn kho.
+ Khoản phải thu.
+ Lượng phế phẩm theo tỷ lệ cho phép. + Lượng chi phí đầu tư.
+ Giá cả.
+ Số giờ làm việc thực tế.
+ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu.
+ Tỷ lệ cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý … Các tiêu chuẩn định tính như:
+ Có ý thức trách nhiệm cao.
+ Có lòng trung thành với doanh nghiệp. + Có kỷ luật làm việc…
- Trình tự thiết lập tiêu chuẩn kiểm soát:
(1): Xác định mục đích, kết quả cuối cùng phải đạt được. (2): Sắp xếp các yếu tố theo thứ bậc quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện mục đích.
(3): Xác định đơn vị đo lường đánh giá kết quả (bằng hiện vật, giá trị), thời gian ...
(4): Tập hợp các yếu tố và diễn tả mối quan hệ giữa chúng trên biểu đồ hay sơ đồ.
(5): Xác định các phương pháp, công cụ kiểm soát cần dùng; các báo cáo định kỳ; khả năng tổ chức, phối hợp hành động.
Bước 2: Tiến hành kiểm soát và so sánh kết quả đã đạt được
với những tiêu chuẩn đã định.
Bước này bao gồm các nội dung sau: + Thu thập chứng từ, báo cáo (thông tin).
+ Kiểm tra lại các báo cáo, sơ đồ, biểu đồ về mức độ chính xác và sự phù hợp với nội dung, mục đích của kiểm soát đã được đặt ra.
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp
5
+ Nghiên cứu, phân tích, chỉ ra được những thành tích, tồn tại qua so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra theo dự kiến.
+ Xác định xu hướng phát triển mới, dự kiến những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra.
Mục đích của bước này là nhằm đánh giá đúng kết quả đã đạt được, khẳng định thành tích, phát hiện sai lệch làm cơ sở đề ra giải pháp. Để đánh giá một cách khách quan, cần thực hiện các nguyên tắc sau:
+ Phải căn cứ vào các tiêu chuẩn đã đặt ra để đánh giá kết quả.
+ Đảm bảo tính khách quan trong kiểm soát.
+ Đảm bảo vừa có lợi cho doanh nghiệp, vừa có lợi cho cá nhân và các bộ phận là đối tượng kiểm soát.
+ Đảm bảo tính toàn diện. + Đảm bảo tính thời điểm.
Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch
Kiểm soát không chỉ đơn thuần là đo lường kết quả đã đạt được so với những tiêu chuẩn đặt ra mà còn phải đề ra những biện pháp để sửa chữa sai lầm. Nhờ thực hiện bước 2 của diễn trình kiểm soát, quản trị viên biết chính xác cần phải áp dụng những biện pháp sửa chữa ở những khâu, bộ phận, cá nhân nào.
Các hướng điều chỉnh sai lệch thường gồm: điều chỉnh kế hoạch, thay đổi mục tiêu, sửa đổi công tác tổ chức, tăng cường nhân viên, lựa chọn bố trí lại nhân sự, tăng cường huấn luyện, bồi dưỡng nhân viên, cách chức ...
Bài giảng Quản trị doanh nghiệp công nghiệp
6
Sơ đồ 10.2. Trình tự quá trình kiểm soát
Trình tự kiểm soát này nhằm hai mục đích:
- Kiểm soát ảnh hưởng của các quyết định chiến lược, sách lược với hoạt động doanh nghiệp.
- Đánh giá, thông báo, nêu nguyên nhân các tồn tại.