Các chiến lược chủ yếu

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 45 - 49)

Các chiến lược chủ yếu của doanh nghiệp thường được hoạch định theo 4 bình diện chính của quá trình kinh doanh, gồm:

- Chiến lược kinh tế (chiến lược phát triển thị trường, chiến lược

sản phẩm, chiến lược marketing hỗn hợp, chiến lược mua sắm, tuyển dụng, chiến lược quy mô, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược “làm tổ”... ).

+ Chiến lược quy mô: Khi doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm, từ đó tạo khả năng cạnh tranh về giá cả cho doanh nghiệp.

+ Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Để giảm việc cạnh tranh về giá bán với các đối thủ khác, tạo điều kiện trong việc định giá riêng cho sản phẩm của mình nhằm thu được lợi nhuận cao. Sự khác biệt ở đây có thể là về kiểu dáng, nhãn hiệu, chất lượng hoặc là các dịch vụ sau bán hàng ...

+ Chiến lược “làm tổ”: Chọn một đoạn thị trường có khả năng chiếm lĩnh để hoạt động kinh doanh.

- Chiến lược tài chính: Tập trung vào các vấn đề lớn như khả năng

thanh toán, chiến lược sử dụng lợi nhuận, chiến lược khấu hao, tạo vốn và đầu tư…

- Chiến lược có tính chất kinh tế-xã hội (chiến lược về linh hoạt chỗ làm việc, chiến lược tiền lương, chiến lược khuyến khích người lao động …).

- Chiến lược lược về quản trị (về tổ chức doanh nghiệp, về quản trị

con người, về cơ cấu doanh nghiệp ... ).

5.2.4.Các chiến lược lĩnh vực

Là các chiến lược được sử dụng cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, bao gồm:

- Chiến lược về lĩnh vực marketing gồm: chiến lược giữ vững thị

trường, phát triển thị trường, chiến lược sản phẩm mới, chiến lược tiêu thụ…

- Chiến lược nghiên cứu và phát triển đề cập đến các vấn đề như

tiến bộ kỹ thuật, phát triển sáng kiến, thu thập ý tưởng mới, luật bảo hộ quyền phát minh sáng chế hay tăng cường trách nhiệm đối với sản phẩm.

- Chiến lược về sản xuất bao gồm: chiến lược hoàn thiện quá trình

sản xuất, khai thác tiềm năng công nhân, chiến lược tăng giảm năng lực sản xuất, điều khiển bằng máy điện tử...

- Chiến lược về mua sắm vật tư bao gồm: chiến lược “phân tích

ABC”, chiến lược dự trữ, cấp phát, liên kết với nhà cung cấp tổ chức mua...

- Chiến lược nhân sự: phát huy sáng kiến, linh hoạt hoá tổ chức lao

động, chiến lược năng suất lao động, hạ chi phí nhân công, cải tiến thù lao lao động ...

- Chiến lược tài chính: ổn định khả năng thanh toán, chiến lược tự

đầu tư từ lợi nhuận, chiến lược đầu tư ra ngoài hợp lý, chiến lược tăng vốn tự có, loại bỏ các rủi ro tiền tệ ...

5.2.5.Chiến lược Portfolio

Portfolio là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các nền kinh tế thị trường. Có thể hiểu nó là toàn bộ sự nghiên cứu, phân tích và quyết định sử dụng các nguồn lực tài chính (tài sản, tiền tệ…) cho những hoạt động kinh doanh cụ thể (cho một nhóm, loại sản phẩm, một thương vụ nào đó, hay mua một giấy có giá…).

Chiến lược Portfolio (hay còn gọi là ma trận phân tích sự phân bố sản phẩm) được đưa ra bởi nhóm chuyên gia Boston, Ma trận này xác định vị trí của các sản phẩm của một công ty theo cách sau:

- Trục hoành là thị phần của công ty so với 3 nhà cạnh tranh lớn nhất.

- Trục tung là tỷ lệ tăng thị phần hàng năm cho mỗi loại sản phẩm. - Mỗi sản phẩm được trình bày bằng một vòng tròn mà kích thước của nó tỷ lệ với doanh thu của doanh nghiệp về loại sản phẩm này.

Tỷ lệ tăng trưởng 20%

Ngôi sao Thế đôi ngả

10%

Con bò sữa Điểm chết

Thị phần tương đối

4 2 1 0,5 0,25

Hình 4.1. Ma trận phân bố sản phẩm

Mỗi phần ma trận cho phép mô tả các tính chất của sản phẩm cũng như các hoạt động có liên quan tới một hoặc nhiều sản phẩm:

Phân tích vị thế Chiến lược tương ứng

- Thế đôi ngả: Sản phẩm mới xuất hiện ở một thị trường đang phát triển mạnh, nhu cầu thị trường với nó chưa ổn định, lợi nhuận còn thấp.

- Đầu tư tài chính để đưa chúng trở thành sản phẩm ngôi sao trên cơ sở đánh giá cơ hội và nguồn lực.

- Ngôi sao: Sản phẩm đang phát triển với tốc độ cao để đạt tới vị trí thống trị trên thị trường.

- Tiếp tục đầu tư để nó trở thành sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

- Con bò sữa: Sản phẩm có vị trí thống trị trên thị trường, có tỷ lệ tăng trưởng chậm, thậm chí bắt đầu có biểu hiện suy thoái, có lãi ròng

- Duy trì vị thế nhờ giá cả tiêu thụ thấp

cao.

- Điểm chết: Sản phẩm có thị phần rất nhỏ và đang suy giảm mạnh.

- Chiến lược từ bỏ đầu tư.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)