Chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 96 - 98)

- Giảm tuổi hưuKhông

8.1.3.Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh được chia ra làm 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (chi phí chung).

- Chi phí trực tiếp: Là chi phí được phân bổ thẳng vào từng sản

phẩm, không liên quan đến sản phẩm khác. Chi phí trực tiếp bao gồm 3 phần:

+ Chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng ... (nguyên vật liệu chính là những nguyên vật liệu trong quá trình chế tạo phải biến đổi liên tục; vật liệu phụ là những vật liệu không biến đổi trong quá trình chế biến).

Cách tính chi phí này: căn cứ vào giá mua cộng thêm chi phí vận chuyển, nhập kho ...

Chi phí nguyên liệu cho một sản phẩm bằng giá đơn vị nguyên liệu nhân với số lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất một sản phẩm đó.

+ Chi phí gia công thuê ngoài chế biến.

+ Chi phí giờ công sản xuất. Chi phí phí này được hạch toán trực tiếp vào từng đơn vị sản phẩm, cách tính như sau:

Tiền công 1 sản phẩm = xGiêSX haophÝ giê/ngµy x Ngµy/th¸ng th¸ng 1 c«ng TiÒn

Bảo hiểm xã hội (15%): 45.000 đ/tháng Thuế tiền công: 0

 = 345.000 đ/tháng Một công nhân làm việc 24 ngày/tháng, 8 giờ/ngày, một tháng làm việc 24 x 8 =192 giờ. Để sản xuất một sản phẩm cần 6 giờ. Khi đó, tiền công 1 sản phẩm là:

x6 10.781,25

192345.000 345.000

 (đồng)

- Chi phí gián tiếp (chi phí chung)

Chi phí này chia làm 2 loại:

+ Chi phí quản lý: Chi phí này lâu nay vẫn chia ra làm 2 loại là chi phí quản lý phân xưởng và chi phí quản lý xí nghiệp. Theo cách tính mới, người ta không tách ra mà gọi chung là chi phí quản lý.

Chi phí quản lý là những chi phí không gắn trực tiếp với sản xuất từng sản phẩm (thậm chí không liên quan đến sản xuất sản phẩm) mà liên quan chung đến nhiều loại sản phẩm, đảm bảo hoạt động chung cho từng phân xưởng và toàn doanh nghiệp.

Chi phí quản lý bao gồm:

Tiền công của các quản trị viên. Căn cứ vào bảng lương nhân viên sẽ tính được tổng chi phí này.

Lệ phí hàng tháng bao gồm: tiền thuê nhà nộp 1 năm 2 lần (tháng 1 và tháng 7), tiền bảo hiểm nộp theo quý, bưu điện, thông tin liên lạc, tem thư, quảng cáo, đào tạo, bồi dưỡng nhân công, thuê chuyên gia tư vấn, tiền điện nước, tiếp khách, các loại chi phí quản lý khác.

+ Chi phí khấu hao: Khấu hao phải trích hàng năm nhằm mục đích bù đắp lại nguyên giá tài sản cố định. Có thể lập bảng tính khấu hao theo cách tính mới như sau:

Danh mục tài sản cố định Năm đưa vào hoạt động Giá trị (triệu đồng) Thời hạn khấu hao (năm) Mức khấu hao 19 93 199 4 199 5 199 6 199 7

Văn phòng 1990 500 20 (1) 25 25 25 25 25 Nhà xưởng ( m2 ) 1990 800 20 (2) 40 40 40 40 40 Công cụ 1992 60 10 * 6 6 6 6 6 Máy tính 1992 12 3 (3) 4 4 Chú ý: *

Các nước quy định 5-7 năm là hết khấu hao.

(1), (2), (3) các nước quy định thời hạn sử dụng cố định. - Mức khấu hao hàng năm chia đều cho 12 tháng.

- Nếu mua thêm, ghi tiền bổ xung vào, nếu thanh lý loại ra. - Mua thiết bị mới phải xác định ngay khấu hao đến năm nào. - Bảng trên cho biết chính xác mức khấu hao một năm.

- Mức khấu hao không liên quan trực tiếp đến sản xuất từng sản phẩm.

Vì vậy, muốn tính chi phí khấu hao cho từng sản phẩm phải dùng phương pháp phân bổ.

- Tóm lại: Chi phí trực tiếp phân bổ thẳng vào từng đơn vị sản phẩm, còn chi phí gián tiếp (chi phí chung) không phân bổ thẳng vào từng đơn vị sản phẩm mà phải dùng các chìa khoá phân bổ khác nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 96 - 98)