Đánh giá quản trị viên: Đánh giá quản trị viên được coi là nộ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 65 - 66)

- Giảm tuổi hưuKhông

6.2.3.1.Đánh giá quản trị viên: Đánh giá quản trị viên được coi là nộ

dung quan trọng trong quản trị nhân sự doanh nghiệp. Đây là điều kiện tiền đề cho việc xác định nhu cầu nhân sự, bố trí, sử dụng, đào tạo và thăng tiến.

* Căn cứ để đánh giá

Để đánh giá quản trị viên, cần dựa vào hệ thống các căn cứ sau: + Mục đích, khối lượng, chất lượng công việc yêu cầu.

+ Kết quả phân tích công việc và bảng mô tả công việc. + Hệ thống tiêu chuẩn nhân viên.

+ Năng lực thực tế nhân viên.

* Phương pháp đánh giá quản trị viên

- Phương pháp 1: Phương pháp phân loại: Là phương pháp xếp loại công việc thành nhóm chung dựa vào sự đồng nhất về yêu cầu giữa kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết.

- Phương pháp 2: Phương pháp so sánh nhân tố: Là phương pháp phân tích công việc theo những yếu tố hình thành nên công việc và so sánh chúng với nhau để quyết định giá trị mỗi công việc.

Cách thức tiến hành:

+ Lựa chọn công việc chính, điển hình.

+ Thừa nhận mức lương tiêu chuẩn của công việc.

+ Chọn những tiêu chuẩn cốt lõi của công việc sẽ dùng để so sánh với công việc khác.

+ Hội đồng xét duyệt xác định mức giá trị của các công việc đó (mức lương cơ bản).

- Phương pháp 3: Phương pháp đánh giá cho điểm

Thực chất là phân nhóm các công việc dựa trên các tiêu chuẩn xác định (kỹ năng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm...), sau đó định cho mỗi tiêu

chuẩn một số điểm cụ thể. Tuỳ theo mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn trong quá trình tiến hành một công việc cụ thể nào đó mà có một tỷ lệ tương ứng về điểm. Sau đó tính tổng số điểm của mỗi công việc. Những công việc có cùng số điểm được xếp vào một nhóm. Đây là phương pháp đánh giá chuẩn xác nhất.

Cách tiến hành:

Bước 1: Phân nhóm công việc và lựa chọn công việc điển hình. Bước 2: Tiến hành phân tích công việc và lập bảng phân tích công việc.

Bước 3: Chọn lọc và xác định các yếu tố công việc. Bước 4: Tính tỷ trọng các yếu tố công việc.

Bước 5: Xác định thứ bậc các yếu tố.

Bước 6: ấn định hệ thống điểm (500-1.000 điểm). Bước 7: Phân bổ số điểm cho từng thứ bậc yếu tố.

Khoảng cách điểm của thứ bậc tính theo công thức sau: Khoảng cách = 1 - N m - M

Trong đó: M: số điểm tối đa m: số điểm tối thiểu N: số thứ bậc

Sau khi tính toán số điểm của từng công việc, có thể so sánh đối chiếu bảng điểm với bảng mô tả công việc. Đây là căn cứ để đánh giá tuyển chọn, đào tạo và thăng tiến nhân viên.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 65 - 66)