Khái niệm và các thành phần của công nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 73 - 74)

- Giảm tuổi hưuKhông

7.1.1.Khái niệm và các thành phần của công nghệ

Thuật ngữ công nghệ đã được nhắc đến từ lâu như là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Công nghệ được hình thành từ khi con người xuất hiện và nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Công nghệ được bắt nguồn từ tiếng Hy lạp và được viết là “Techne” và “logia”. “Techne” có nghĩa là một nghệ thuật hay một kỹ năng còn “logia” có nghĩa là khoa học. Cách đây vài chục năm ở Anh, Mỹ và một số nước Tây Âu sử dụng thuật ngữ công nghệ để chỉ các kỹ thuật cụ thể bắt nguồn từ các thành tựu khoa học, coi sự phát triển đó như một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn hay nói cách khác họ cho rằng công nghệ là sự ứng dụng của khoa học vào đời sống con người.

Cho đến nay đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã đưa ra những khái niệm không đầy đủ về công nghệ. Có người cho rằng công nghệ là máy móc, có người cho rằng công nghệ có thành phần chủ yếu là tri thức, có người cho rằng nó là sự kết hợp của cả hai... Tầm quan trọng của công nghệ trong cuộc sống khiến ta phải đưa ra một khái niệm thống nhất và hoàn chỉnh về công nghệ. Hiện nay, trên thế giới tồn tại một số định nghĩa rất thông dụng về công nghệ.

Định nghĩa của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc UNIDO: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng

cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phương pháp”.

Định nghĩa của Uỷ ban kinh tế và xã hội châu á-Thái Bình Dương ESCAP: “Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng

thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin”.

Nếu như định nghĩa của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả của công nghệ khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó thì định nghĩa của ESCAP lại được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ. Theo ESCAP, khái niệm công nghệ được mở rộng ra cả lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Từ định nghĩa này ta thấy ngày nay đang tồn tại những khái niệm như công nghệ văn phòng, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch...

Từ những định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa khái quát nhất về công nghệ như sau: “Công nghệ là tất cả những gì dùng để biến

đổi đầu vào thành đầu ra“.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 73 - 74)