- Giảm tuổi hưuKhông
7.1.5. Quản trị công nghệtrong doanh nghiệp
* Thực chất và ý nghĩa của quản trị công nghệ
Thực chất của quản trị công nghệ là tổng hợp những hoạt động nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nâng cao chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Nội dung của quản trị công nghệ
Nội dung của công tác quản trị công nghệ trong doanh nghiệp rất phong phú và phức tạp. Nếu căn cứ vào 4 thành phần công nghệ thì quản trị công nghệ bao gồm các hoạt động như:
- Phần kỹ thuật: nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, trình diễn, sản xuất, truyền bá, thay thế, cải tiến máy móc thiết bị và các phương tiện vật chất khác.
- Phần con người: quản lý, dạy dỗ, giáo dục, đào tạo, phát triển và nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động của doanh nghiệp.
- Phần thông tin: thu thập, chọn lọc, phân loại tổng hợp, phân tích tổng hợp và mô phỏng các cơ sở dữ liệu, thông tin trong lĩnh vực công nghệ để ra quyết định.
- Phần tổ chức: nhận thức, chuẩn bị, thiết kế, thiết lập, vận hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình đổi mới và tiếp nhận công nghệ.
Việc triển khai thực hiện quản trị công nghệ có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp trong chính sách đầu tư và có quan điểm toàn diện trong quản trị công nghệ, trong việc hoạch định các chính sách phát triển dựa trên cơ sở công nghệ.
Nếu căn cứ vào nội dung và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ thì quản trị khoa học và công nghệ có liên quan đến 6 kỹ năng được mô tả trong bảng 7.2.
Lĩnh vực nghiên cứu KH & CN Phát triển sản phẩm mới Cải tiến sản phẩm Đổi mới quản trị công nghệ
Nghiên cứu kỹ thuật khoa học cơ bản
X
Nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất
X X X
Quản trị dự án công nghệ X X X
Khả năng làm theo nguyên mẫu
X X X
Kết hợp nghiên cứu KH & CN với sản xuất
X X X
Kết hợp nghiên cứu KH & CN với tiếp thị
X X
Bảng 7.2. Các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ 7.2. Chuyển giao công nghệ