Thực chất và nội dung đánh giá công nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 87 - 88)

- Giảm tuổi hưuKhông

7.4.1. Thực chất và nội dung đánh giá công nghệ

Đánh giá công nghệ là một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết trong quản trị khoa học và công nghệ. Đánh giá công nghệ là việc phân tích và so sánh một công nghệ để từ đó xác định những ưu, nhược điểm của công nghệ đó, đánh giá tính phù hợp của công nghệ. Việc đánh giá tính phù hợp của công nghệ phải được nhìn nhận trên hai

giác độ: Thứ nhất, nó phải thích ứng với môi trường trong phạm vi doanh nghiệp sử dụng công nghệ. Thứ hai, công nghệ phải phù hợp với điều kiện vĩ mô (như trình độ phát triển kinh tế, trình độ nhận thức xã hội, ý thức pháp luật...).

Đánh giá công nghệ được thực hiện trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu, các tiêu thức hoặc đặc tính, đặc trưng phản ánh giá trị sử dụng của công nghệ đó. Nói một cách khác, đây chính là việc đánh giá lợi ích của công nghệ đối với người sử dụng công nghệ qua các thông số và các chỉ tiêu đặc trưng của nó.

Chất lượng đánh giá công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các chỉ tiêu, tiêu thức đánh giá có chính xác và bao trùm được lợi ích của các chủ thể có liên quan hay không.

Một công nghệ thường được đánh giá trên 4 nội dung cơ bản, đó là:

- Năng lực hoạt động của công nghệ. - Trình độ kỹ thuật của công nghệ. - Hiệu quả của công nghệ.

- Tác động của công nghệ tới môi trường sinh thái, môi trường văn hoá và xã hội.

Đánh giá công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với quản trị công nghệ, lựa chọn công nghệ và đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Nó còn là cơ cở cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch tác nghiệp cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)