Khái niệm và nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 26 - 27)

3.1.2. Đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp

Đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng trong quản trị doanh nghiệp và cần phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc:

+ Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Đảng không can thiệp vào công việc chuyên môn.

+ Cần tránh các lỗi máy móc, không thiết thực khi nghiên cứu các hình thức và nội dung tham gia quản trị doanh nghiệp của tập thể những người lao động.

+ Đề cao vai trò của bộ máy điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi của giám đốc.

+ Đặt hiệu quả sản xuất kinh doanh lên mục tiêu hàng đầu.

Kết luận: Cơ chế là một phạm trù lịch sử. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi thì phải đổi mới cơ chế, nếu không đổi mới sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

3.2. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp

3.2.1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp doanh nghiệp

Khái niệm: Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Để xác định cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp , cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với cơ chế quản trị doanh nghiệp mới.

+ Có mục tiêu chiến lược thống nhất (cấu trúc của tổ chức phải xuất phát từ định hướng của doanh nghiệp).

+ Có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn và trách nhiệm phải tương xứng với nhau.

+ Có sự mềm dẻo về tổ chức.

+ Có sự chỉ huy tập trung, thống nhất vào một đầu mối (đảm bảo tính linh hoạt và khoa học của các quyết định, chớp được các thời cơ trong kinh doanh ).

+ Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu:

Phạm vi kiểm soát là một cụm từ gắn với khái niệm tầm hạn quản

trị, được dùng để chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà nhà quản trị có thể

điều khiển một cách tốt nhất (giao việc, theo dõi, kiểm tra và đánh giá). Thông thường, một nhà quản trị có thể điều khiển 12-15 nhân viên nếu công việc đơn giản và từ 2-3 nhân viên nếu công việc phức tạp.

+ Đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 26 - 27)