nghiệp nhà nước
Cơ chế quản trị của doanh nghiệp bao gồm hệ thống các chủ trương, đường lối, nguyên tắc, quy định, cơ cấu tổ chức và các chính sách của doanh nghiệp.
Nội dung cơ chế quản trị doanh nghiệp theo quan điểm truyền thống gồm 3 bộ phận sau:
- Đảng lãnh đạo doanh nghiệp.
- Giám đốc phụ trách quản lý điều hành doanh nghiệp.
- Tập thể những người lao động tham gia quản lý doanh nghiệp (thông Đại hội công nhân viên chức, Hội đồng xí nghiệp và Ban thanh tra công nhân).
* Đại hội đồng công nhân viên chức: Là tổ chức chủ yếu để mọi
người lao động thực hiện quyền làm chủ của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đại hội được tổ chức từ cấp tổ sản xuất trở lên.
Đại hội công nhân viên chức quyết định:
+ Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chủ trương, biện pháp bảo vệ tài sản, tăng năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng và thực hiện nội quy doanh nghiệp.
+ Bầu Hội đồng xí nghiệp, Ban thanh tra công nhân, bỏ phiếu tín nhiệm giám đốc.
* Hội đồng xí nghiệp: Là cơ quan thường trực của Đại hội công
nhân viên chức, số lượng từ 7-12 người, nhiệm kỳ 2 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng xí nghiệp:
+ Giám sát thực hiện nghị quyết Đại hội công nhân viên chức. + Giải quyết những vấn đề mới phát sinh.
+ Cùng Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo Ban thanh tra công nhân.
+ Tham gia ý kiến với giám đốc trong việc lựa chọn, bổ nhiệm người trong bộ máy quản lý, khen thưởng và kỷ luật công nhân.
* Ban thanh tra công nhân: Do Đại hội công nhân viên chức bầu ra
nhằm thực hiện quyền kiểm tra của tập thể những người lao động, số lượng 5-15 người, nhiệm kỳ 2 năm.
Nhiệm vụ:
+ Kiểm soát, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối trong nội bộ doanh nghiệp.