Khái niệm chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 79 - 81)

- Giảm tuổi hưuKhông

7.2.1.Khái niệm chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là hoạt động thực tiễn đã xuất hiện từ khá lâu trong lĩnh vực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Cho đến nay,

mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chuyển giao công nghệ nhưng vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về bản thân cái khái niệm chuyển giao công nghệ.

Theo TS. Phạm Khôi Nguyên: “Chuyển giao công nghệ có nghĩa

là việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài và là một quá trình vật lý, trí tuệ, một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi, hiểu biết của một bên khác “.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ: “Chuyển giao công nghệ là một

tập hợp nhiều hoạt động được tiến hành bởi 2 bên: bên giao và bên nhận, trong đó hai bên phối hợp các hành vi pháp lý và các hành động thực tiễn mà mục đích và kết quả là bên giao cung cấp để thực hiện một mục tiêu xác định“.

Theo GS.TS. Shoichi Yamashita (Nhật Bản): “Chuyển giao công

nghệ là một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích luỹ một cách liên tục vào những nguồn tài nguyên con người đang thu hút vào các hoạt động sản xuất, một sự chuyển giao công nghệ thành công cuối cùng sẽ đưa tới một sự tích luỹ kiến thức sâu hơn và rộng hơn“.

Trên góc độ của doanh nghiệp, có thể hiểu: “Chuyển giao công

nghệ là hoạt động nhằm đưa một công nghệ tiên tiến vào sản xuất thông qua việc áp dụng một kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất hoặc có thể là áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp khác. Đó là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo, huấn luyện để sử dụng công nghệ được tiếp nhận“.

Các quan niệm trên tuy khác nhau về nội dung cụ thể và cách tiếp cận nhưng có những điểm chung sau đây:

+ Hoạt động chuyển giao công nghệ có 2 bên tham gia và có yếu tố quyết định là công nghệ mới.

+ Hoạt động chuyển giao công nghệ không chỉ bao gồm chuyển nhượng phương tiện vật chất, kỹ thuật hữu hình mà điều quan trọng hơn là phải đào tạo, huấn luyện để người lao động nắm, sử dụng thành thạo công nghệ và làm thích nghi, cải tiến công nghệ nhập.

Điều 3, Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (ban hành ngày 10/12/1988) quy định: Những hoạt động dưới đây được coi là chuyển giao công nghệ:

+ Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghệ khác.

+ Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật, chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có hoặc không có kèm theo thiết bị.

+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, kể cả đào tạo và thông tin sau khi chuyển giao.

* Quan niệm chuyển giao công nghệ trong doanh nghiệp

Chuyển giao công nghệ là đưa công nghệ sản xuất tiên tiến đến tay người tiêu dùng (trước hết là những nhà sản xuất kinh doanh) chủ yếu dưới hình thức mua bán trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Hay nói cách khác, việc mua bán công nghệ được thực hiện dưới hình thức “chuyển giao công nghệ”.

- Thị trường công nghệ:

Thị trường công nghệ được chia ra làm 2 phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng là những trang thiết bị được đưa vào sản xuất và bán theo giá ổn định trên thị trường. Phầm mềm là những công nghệ còn nằm trong bí mật (của người nghiên cứu, phát minh, chế tạo hoặc người có kinh nghiệm đặc biệt - bí truyền). Giá cả của những sản phẩm công nghệ này rất linh hoạt, không có khuôn mẫu, nhiều trường hợp tưởng như vô lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp pdf (Trang 79 - 81)