Con người nếu xét trên cả 2 khía cạnh vừa là nhân tố của lực lượng sản xuất vừa là thành viên của xã hội thì quản trị nhân sự phải được định hướng theo 4 mục tiêu sau:
- Mục tiêu kinh tế: Quản trị nhân sự nhằm mục đích sử dụng có
hiệu quả nhất sức lao động nhằm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân, tạo tích luỹ cho Nhà nước và doanh nghiệp, thoả mãn nhu cầu trang trải các chi phí, tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động, ổn định kinh tế gia đình.
- Mục tiêu xã hội: Tạo công ăn việc làm, giáo dục, động viên người
lao động phát triển văn hoá, nghề nghiệp, phù hợp với sự tiến bộ xã hội và làm trong sạch môi trường xã hội.
- Mục tiêu củng cố và phát triển tổ chức: Quản trị nhân sự là một
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, là nhân tố khẳng định giá trị vô hình của tổ chức, thực hiện mục tiêu kinh doanh.
- Mục tiêu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức: Mỗi
doanh nghiệp đều có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị mà sự thống nhất về tổ chức và hiệu lực của bộ máy phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ tổ chức của các quản trị gia cấp cao, cấp trung gian và nhân viên thực hiện. Trong lĩnh vực lao động trực tiếp, trình độ bậc thợ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo và ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động cũng phụ thuộc rất lớn, thậm chí mang tính chất quyết định của các hoạt động quản trị nhân sự. Ngoài ra, thông hoạt động quản trị nhân sự, nhà quản trị còn có khả năng giúp cho người lao động thực hiện được mục tiêu của cá nhân họ về việc làm, thăng tiến, lợi ích kinh tế và xã hội, phát triển nhân cách.
Tóm lại, hoạt động quản trị nhân sự phải nhằm đạt được 2 mục tiêu tổng quát, đó là:
- Sử dụng hiệu quả năng lực làm việc của mọi thành viên trong doanh nghiệp, làm tăng năng suất lao động.
- Bồi dưỡng kịp thời và thường xuyên năng lực làm việc của mọi thành viên trên tất cả các mặt: trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đời sống vật chất tinh thần.