- Giảm tuổi hưuKhông
7.2.4. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu
Trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, các doanh nghiệp cần cân nhắc, xem xét, tính toán nhiều phương
án khác nhau và trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu. Trên nhiều quan điểm khác nhau, doanh nghiệp sẽ tìm được những phương án tối ưu khác nhau. Sau đây, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu cách chọn phương án tối ưu trên quan điểm giá thành.
Trên quan điểm này, phương án nào có giá thành hạ được xem là phương án tối ưu.
Công thức chung để chọn phương án tối ưu: Z = C + V. Q
Trong đó:
Z: Giá thành của toàn bộ sản phẩm dự định sản xuất.
C: Tổng chi phí cố định cho toàn bộ sản phẩm dự định sản xuất. V: Chi phí biến đổi tính cho một sản phẩm.
Q: Số lượng sản phẩm doanh nghiệp dự định sản xuất.
ở đây, chúng ta cần chú ý phạm trù chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong trường hợp này, người ta căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng để phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi, cụ thể là:
+ Nếu số lượng sản phẩm tăng hoặc giảm, mà chi phí không tăng, giảm (hoặc tăng, giảm rất ít) thì những chi phí đó được gọi là chi phí cố định (chi phí nhà xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp...).
+ Nếu số lượng sản phẩm tăng hoặc giảm mà chi phí cũng tăng hoặc giảm theo một tỷ lệ thuận thì những chi phí đó được gọi là chi phí biến đổi (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực...).
Giả sử chúng ta cần phải lựa chọn một trong 2 phương án (phương án 1 và 2). Khi đó, ta cần so sánh:
Z1 = C1 + V1 . Q Z2 = C2 + V2 . Q
Có 2 cách lựa chọn phương án tối ưu:
Cách 1: Tính trực tiếp, tức là thay những giá trị vào 2 công thức trên, phương án nào có giá thành thấp hơn thì ta chọn phương án đó.
Cách 2: Tìm điểm “nút” q’ và dựa vào các kết luận để lựa chọn phương án tối ưu. Cách này được tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tìm điểm nút q’ dựa vào công thức: 2 1 2 1 V - V C C ' q
Bước 2: Dựa vào các kết luận sau để chọn phương án tối ưu:
+ Nếu doanh nghiệp dự định sản xuất một số lượng sản phẩm lớn hơn điểm nút (Q > q’) thì chọn phương án nào có chi phí cố định (C) lớn hơn.
+ Nếu doanh nghiệp dự định sản xuất một số lượng sản phẩm nhỏ hơn điểm nút (Q < q’) thì chọn phương án nào có chi phí cố định (C) nhỏ hơn.
+ Nếu doanh nghiệp dự định sản xuất một số lượng sản phẩm bằng điểm nút (Q = q’) thì chọn phương án nào cũng được.