- Giảm tuổi hưuKhông
6.2.3.3. Phát triển nhân sự
Phát triển nhân sự là sự định hướng lâu dài trong tương lai cho cá nhân, tổ chức về năng lực, chức vị trên cơ sở giáo dục và đào tạo.
Đối tượng phát triển: Là những người có năng lực và khả năng tiến bộ ở tất cả các loại lao động ở mọi cấp.
* Phương pháp phát triển nhân sự: Có 2 phương pháp chính:
(1): Phát triển trong công việc, dưới 2 hình thức:
- Luân phiên thay đổi công việc: Chuyển các nhân viên theo chiều ngang hay dọc để tăng cường kỹ năng, kiến thức và khả năng của họ
Ưu điểm: Tăng kinh nghiệm cá nhân, thu hút thêm thông tin mới; giảm sự buồn tẻ trong công việc, thúc đẩy sự hào hứng; tăng thêm cơ hội đánh giá nhân viên.
- Thay đổi vị trí làm việc, địa vị, đảm đương chức vụ trợ lý cho lãnh đạo cấp cao.
(2): Phát triển ngoài công việc
- Các bài giảng và hội thảo: Có thể thực hiện ngay trong doanh nghiệp hay qua các trung tâm bên ngoài.
- Mô phỏng công việc: Có thể coi là một phương pháp phổ biến trong việc nghiên cứu tình huống. Đây là phương pháp ra đời và phát triển ở Trường kinh doanh Harvard. Từ những kinh nghiệm thực tế của các Công ty mà mô tả thành các tình huống mà nhà quản lý cần đối mặt, các học viên nghiên cứu, phân tích nguyên nhân, đề xuất, lựa chọn giải pháp tối ưu và quyết định nhanh.
- Hoạt động ngoại khoá: Là cách thức đào tạo đặc biệt ngoài công việc và tập trung chủ yếu vào việc tạo lòng tin và phong cách làm việc theo nhóm.
* Thăng tiến
Đào tạo và phát triển nhân sự sẽ tạo ra cơ hội thăng tiến. Việc đánh giá đúng đắn năng lực, thường xuyên tiến hành đào tạo cũng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không thực hiện thăng tiến.
Thăng tiến hợp lý sẽ tạo động lực thúc đẩy sự nỗ lực hành động của người lao động về tâm lý: Sự nỗ lực của mỗi người nhằm mục tiêu là được thăng tiến vào những vị trí thích hợp.
Có 2 nhân tố tạo ra tâm lý là tiền lương và địa vị. Nếu 2 nhân tố này được thoả mãn dễ dàng thì sẽ không tạo ra động cơ tích cực. Ngược lại, nếu không được thoả mãn đúng đắn sẽ là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của người lao động.
Tác dụng của thăng tiến:
+ Lựa chọn được những người có năng lực, phù hợp với việc thực hiện các chức năng quản trị các công việc.
+ Tạo dựng đội ngũ quản trị viên kế cận ở các vị trí quản trị và đội ngũ những người lao động có trình độ tay nghề giỏi.
+ Kích thích đội ngũ nhân viên, quản trị viên các cấp không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ Phát huy đầy đủ trí lực của đội ngũ quản trị viên giỏi và công nhân lâu năm, lành nghề.
Cách tiến hành:
Bước 1: Chọn người để bồi dưỡng, đào tạo.
Bước 2: Phân tích thực trạng năng lực của đối tượng để xác định nội dung, hình thức đào tạo.
Bước 3: Xác định nội dung đào tạo cụ thể trên cơ sở so sánh trình độ phải đạt tới với năng lực hiện có của đối tượng.
Bước 4: Lập kế hoạch đào tạo.
Bước 5: Thực hiện kế hoạch đào tạo.
Bước 6: Đánh giá kết quả đào tạo thông qua kiểm tra. Bước 7: Thăng cấp, nâng bậc.