0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Hoạt động doanh thu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP PDF (Trang 94 -96 )

- Giảm tuổi hưuKhông

8.1.1. Hoạt động doanh thu

Hoạt động doanh thu là lĩnh vực kinh doanh tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Hoạt động doanh thu của doanh nghiệp gồm 2 loại:

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh (doanh thu thuần): Là tất cả

tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản triết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã hay chưa thu tiền).

+ Doanh thu từ các hoạt động khác: bao gồm hoạt động đầu tư tài

chính, các hoạt động bất thường.

Có 3 hoạt động chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, đó là:

- Hoạt động sản xuất công nghiệp:

Hoạt động này bao gồm 2 nhiệm vụ:

+ Sản xuất sản phẩm theo mẫu (catalogue) tức là không có người đặt trước, nhưng doanh nghiệp cứ theo nguyên mẫu để sản xuất, chào hàng, tìm người mua.

Sản xuất theo mẫu tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất khối lượng sản phẩm lớn, liên tục và ổn định.

+ Sản xuất theo đơn hàng riêng, tức là doanh nghiệp sản xuất theo địa chỉ của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp không phải lo khâu tiêu

thụ, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy, thu tiền ngay. Tuy nhiên, cách sản xuất này không ổn định và liên tục.

- Hoạt động thương mại:

Là hoạt động mua và bán hàng hoá không qua chế biến. Bộ phận này được tách độc lập với hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Hoạt động của các phần tử cấu trúc (dịch vụ sửa chữa, bảo hành

sản phẩm của doanh nghiệp).

Phân xưởng sửa chữa máy móc của doanh nghiệp không làm ra sản phẩm để bán, không có thu, chi riêng, hạch toán chung với sản xuất, không phải là phần tử cấu trúc. Bộ phận sửa chữa, bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp có thu, chi (có thể thu nhỏ hơn chi), bộ phận này hạch toán độc lập, được gọi là phần tử cấu trúc.

Toàn bộ chi phí của phần tử cấu trúc đều là chi phí trực tiếp. Như vậy, có 3 điều kiện để một bộ phận nào đó là phần tử cấu trúc:

+ Phải phát sinh chi phí trực tiếp. + Có mang lại doanh thu.

+ Có hạch toán riêng rẽ hoàn toàn.

Cả 3 hoạt động trên đều là hoạt động doanh thu vì đều mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Mỗi hoạt động đều có hoá đơn thu riêng và số thu được đưa vào quỹ chung của doanh nghiệp.

Chú ý:

+ Hoạt động nào không đem lại doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp không thuộc về khái niệm hoạt động doanh thu ở đây.

+ Doanh nghiệp cần xác định tỷ trọng và giá trị từng loại hoạt động.

+ Phân tích xem khả năng hoạt động nào đem lại doanh thu lớn nhất, nhỏ nhất, hoạt động nào lãi, hoạt động nào lỗ.

+ Thông thường, hoạt động này phải hạch toán riêng biệt, độc lập với nhau, tức là phải phân bổ chi phí, xác định doanh thu không trùng lặp.

Trong từng hoạt động lại có một hay nhiều thương vụ khác nhau.

Thương vụ là một lĩnh vực hoạt động có phát sinh chi phí và đem lại doanh thu. Thương vụ được chia ra làm 3 loại:

+ Thương vụ trong sổ (mới được ký kết). Đặc điểm của thương vụ

này là chưa có thu nhập, cũng chưa phải phân bổ bất kỳ một chi phí nào cho nó. Vì vậy, xoá thương vụ này không gây hậu quả xấu.

+ Thương vụ đang tiến hành: Là thương vụ đã bắt đầu phân bổ chi

phí cho nó. Xoá thương vụ này sẽ gây hậu quả xấu.

+ Thương vụ đã hoàn tất: Là thương vụ không còn bất kỳ một thu

nhập hay chi phí nào phân bổ cho nó. Nếu lại phân bổ chi phí hay thu nhập sẽ xuyên tạc kết quả hoạt động.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP PDF (Trang 94 -96 )

×