Mụctiêu tổng quát của ngành Viễn thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 92 - 94)

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA VMS NÓI RIÊNG

1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

1.2.1. Mụctiêu tổng quát của ngành Viễn thông

Chiến lược phát triển Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001. Trên cơ sở đó, ngành Viễn thông đã đặt ra một số mục tiêu tổng quát sau:

Mục tiêu đầu tiên và là mục tiêu quan trọng nhất đó là cần phải xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Viễn thông có công nghệ hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động có hiệu quả cả về mục tiêu kinh tế cũng như xã hội,

tạo điều kiện cho tất cả các thành phần có cơ hội cùng khai thác, chia sẻ thông tin.

Mục tiêu thứ hai đó là xây dựng Viễn thông trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng cao, tạo được nhiều việc làm cho xã hội với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001 – 2010 phải cao gấp 1,5 đến 2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Viễn thông phải nhằm đảm bảo cung cấp được cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội các dịch vụ thông tin hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp hơn hoặc tương đương mức trung bình của các nước trong khu vực trên cơ sở thông tin di động và Internet phát triển nhanh, cước phí một số loại dịch vụ như cước quốc tế, cước thông tin di động sẽ tiếp tục giảm mạnh. Thực hiện phổ cập các dịch vụ Viễn thông tới tất cả các vùng, miền trong cả nước và trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Đảm bảo cơ sở hạ tầng, mạng lưới, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin cho các yêu cầu an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, các dịch vụ chính phủ điện tử, các dịch vụ công cộng, tài chính, ngân hàng, hải quan…Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước để Viễn thông Việt Nam sớm bước ra thị trường khu vực và thế giới.

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh, đồng thời đổi mới mạnh mẽ tổ chức, quản lý, sản xuất, đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho Viễn thông phát triển ngang tầm và đủ sức đứng vững khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, và WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w