Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 124 - 126)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Môi trường vĩ mô là một yếu tố mà các doanh nghiệp không thể kiểm soát được, sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy mà Nhà nước cần chủ động đưa ra những chính sách điều tiết vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho VMS nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động khác nói chung thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước, và các doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng kinh doanh và phát triển mạng lưới. Muốn vậy Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh Luật Bưu chính – Viễn thông, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động đầu tư kinh doanh và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cải cách các thủ tục hành chính trong việc kí kết các hợp đồng đầu tư, giảm thiểu các khâu phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác đầu tư kinh doanh.

Một vấn đề mang tính tất yếu hiện nay phải làm đó là việc cải cách cơ chế quản lý của Nhà nước. Trong thời gian tới việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có VMS phải được tiến hành một cách nhanh chóng nhằm tạo điều kiện nâng cao nội lực cho các doanh nghiệp trước khi bước vào thời gian hội nhập thực sự. VMS cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác sẽ có điều kiện thu hút thêm vốn từ các nguồn khác nhau thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Việc cổ phần hóa vừa là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VMS nhưng cũng vừa là cơ hội cho VMS có thể tiếp thu những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý và điều hành khai thác, tranh thủ được

nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới trong những giai đoạn tiếp theo.

VMS là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động, đây là một lĩnh vực mới chỉ được phát triển mạnh ở Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây, và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực này còn rất chặt chẽ. Cụ thể là chính sách giá, đặc biệt chính sách giá đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế như VMS thì hiện nay Nhà nước còn can thiệp quá sâu bằng việc qui định các mức giá bắt buộc. Với một mức giá cứng nhắc, thủ tục và qui trình thay đổi giá lại rất phức tạp, qua nhiều khâu và nhiều giai đoạn đã làm đi tính linh hoạt và tính chủ động của VMS. Trong khi đó các đối thủ cạnh tranh khác như Viettel, Sfone lại luôn đưa ra mức giá thấp hơn và thường xuyên thay đổi linh hoạt, họ sử dụng giá như một công cụ quan trọng nhằm chiếm lĩnh thị trường và giành giật khách hàng của VMS. Đối với một thị trường có thu nhập thấp như Việt Nam hiện nay thì giá cước có thể coi là yếu tố quan trọng không kém gì chất lượng dịch vụ trong thế mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp, do đó trong thời gian tới Nhà nước chỉ nên qui định giá trần và giá sàn để các doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí, giá thành sản xuất mà tự định ra mức giá cho linh hoạt và phù hợp. Việc qui định như thế sẽ vừa là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, giảm mức cước nhưng cũng vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, giá sàn sẽ là cái mốc để tránh việc các doanh nghiệp chạy đua cạnh tranh nhau về giá một cách thái quá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w