Phương hướng phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 95 - 97)

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA VMS NÓI RIÊNG

1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm

1.3. Phương hướng phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam

Căn cứ vào xu hướng phát triển của viễn thông thế giới và đặc điểm tình hình cụ thể của nước ta, ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã vạch ra lộ trình phát triển 3 giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020 nhằm thực hiện được mục tiêu trong chiến lược phát triển Bưu chính – Viễn thông và góp phần quan trọng vào việc đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa trong khoảng hai chục năm nữa.

Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2005

Đây là giai đoạn mà Viễn thông Việt Nam cần phải nỗ lực đầu tư để có thể thiết lập một hệ thống viễn thông quốc gia hiện đại bằng cách trang bị những thiết bị viễn thông tương thích với những tiêu chuẩn viễn thông quốc tế với công nghệ mới và tiên tiến nhất.

Cột mốc năm 2005: Thành lập một hệ thống liên doanh để đáp ứng nhu cầu về thiết bị mạng công cộng; phát triển và tích lũy công nghệ phần mềm, cải thiện hệ thống cung cấp trong nước với thiết bị mạng tư nhân và chế tạo các thiết bị mạng, chủ chốt là một số công ty thuộc Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Và cho đến năm 2005 thì tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ được kết nối bằng cáp quang băng rộng.

Chính sách trong giai đoạn này là triển khai mạng viên thông quốc gia, sử dụng thiết bị viễn thông tiêu chuẩn quốc tế hiện hành; tăng cường đào tạo về phần mềm và máy tính. Bên cạnh đó có sự ưu tiên đầu tư, bảo hộ để phát triển một số công ty chủ chốt trong nước về chế tạo thiết bị mạng tư nhân và các thiết bị mạng khác; còn chính sách thuế của nhà nước cũng được điều chỉnh theo hướng ưu đãi cho các dự án đầu tư vào ngành công nghệ thông tin.

Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến năm 2010

Đây là giai đoạn thiết lập một cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có khả năng tích hợp các hệ thống công cộng và tư nhân bằng cách hệ thống hóa và liên kết mạng như mạng Internet, mạng Lan… với những công nghệ tiên tiến nhất.

Cột mốc năm 2010: Thiết lập một hệ thống cung cấp trong nước cho các thiết bị mạng tư nhân và chế tạo thiết bị mạng công cộng thông qua các công nghệ phần mềm và công nghệ điều hành, hợp tác với các đối tác nước ngoài để cải thiện hệ thống sản xuất thiết bị mạng kí gửi. Cũng cho đến năm 2010 thì xa lộ thông tin quốc gia sẽ được nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, ít nhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng. Mật độ điện thoại bình quân cho đến năm 2010 đạt từ 15 đến 18 máy/100 dân, số hộ gia đình có máy điện thoại đạt khoảng 60% trong đó thành thị phấn đấu đạt tỷ lệ 100%, còn dịch vụ Internet thì được cung cấp rộng rãi tới các trường học, viện nghiên cứu, bệnh viện…trong cả nước.

Chính sách trong giai đoạn này là cần thiết lập cấu trúc thông tin quốc gia và thành lập được các khu công nghiệp phần mềm ở một số thành phố trong cả nước, tạo môi trường cạnh tranh tự do cho các doanh nghiệp trong thị trường chế tạo thiết bị mạng tư nhân và chế tạo thiết bị mạng.

Giai đoạn 3: Từ năm 2010 đến năm 2020

Đây là giai đoạn sẽ phát triển các ứng dụng để đưa vào sử dụng cho chính phủ và khu vực tư nhân trên cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đã được thiết lập trong giai đoạn 2. Các ứng dụng mang tính đa dạng sẽ được ứng dụng vào nhiều

lĩnh vực khác nhau như hội nghị truyền hình, đào tạo và chữa bệnh từ xa, hay thương mại điện tử, chính phủ điện tử.

Cột mốc năm 2020: ngành Viễn thông Việt Nam cố gắng đến năm 2020 sẽ có thể chế tạo thiết bị mạng sử dụng những công nghệ phần mềm và công nghệ điều hành do Việt Nam sản xuất và có khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chính sách thích hợp trong giai đoạn này sẽ là thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích các thiết bị mạng tư nhân và các công ty chế tạo thiết bị mạng tiến ra thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w