Những cơ hội và thách thức chung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 104 - 108)

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘ

1.Những cơ hội và thách thức chung

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để tham gia vào một thị trường lớn hơn, như vậy sẽ có cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cũng sẽ phải đối diện với những thách thức lớn hơn từ một thị trường lớn hơn. Nhận thức được vấn đề này một cách đúng đắn sẽ là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đề ra các biện pháp để chủ động đón nhận thời cơ cũng như hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra.

1.1. Những cơ hội

1.1.1. Tạo ra khả năng mở rộng thị trường và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hình dịch vụ

Quá trình toàn cầu hóa đã mở ra khả năng to lớn cho nước ta có thể mở rộng thị trường ra bên ngoài thông qua các hiệp định song phương và đa phương. Chính vì vậy mà khả năng kết nối giao lưu liên lạc trong lĩnh vực viễn thông sẽ được mở rộng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nói chung và dịch vụ thông tin di động nói riêng sẽ có điều kiện cung cấp dịch vụ của mình tới nhiều nước trên thế giới, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam kí kết các hợp đồng khai thác dịch vụ với rất nhiều nhà khai thác viễn thông trên thế giới, điều này sẽ mở ra khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ trên thị trường Việt Nam.

1.1.2. Tăng khả năng thu hút các nguồn vốn và tiếp thu công nghệ mới mới

Hội nhập kinh tế quốc tế buộc chúng ta phải tuân thủ và thực hiện các cam kết quốc tế, chính điều này sẽ làm cho môi trường kinh doanh nước ta trở nên thông thoáng hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và đây là một động lực lớn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tăng sự hỗ trợ tài chính cho chúng ta. Hội nhập không những tạo ra cơ hội thu hút vốn đầu tư mà nó còn tạo ra cơ hội lớn cho việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và những thành tựu lớn trên thế giới.

Ngành Bưu chính – Viễn thông là một ngành đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn vì ngành này phát triển phụ thuộc vào công nghệ, nếu không có một năng lực tài chính đủ mạnh thì rất khó theo kịp được sự phát triển của thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép ngành Bưu chính – Viễn thông tranh thủ được sự đầu tư hợp tác của nước ngoài và tiếp thu, đổi mới công nghệ.

1.1.3. Tạo điều kiện tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm quản lý kinh tế và đào tạo nhân lực và đào tạo nhân lực

Thông qua việc hợp tác kinh doanh và liên doanh với nước ngoài, chúng ta có điều kiện tiếp cận và tiếp thu những kiến thức sâu hơn về ngành và lĩnh vực tham gia. Mặt khác với việc cử cán bộ tham gia vào các tổ chức liên doanh liên kết, hay việc cử nhân viên sang nước ngoài đào tạo, giao lưu hợp tác, chúng ta sẽ có cơ hội để học hỏi những kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến, nâng cao được trình độ và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu suất và hiệu quả kinh doanh.

1.2. Những thách thức

1.2.1. Nhận thức về hội nhập của các ngành, các cấp, và các cán bộ còn hạn hẹp, chưa nhất quán, trong khi tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng còn hạn hẹp, chưa nhất quán, trong khi tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng

Như chúng ta đã biết, để phù hợp với xu thế khách quan trên thế giới, Bộ Chính trị đã quyết định đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng trong thời gian qua sự nhận thức của các ngành, các cấp, các địa phương và các địa phương về sự cần thiết và tính bức xúc của hội nhập vì lợi ích phát triển kinh tế đất nước vẫn chưa được thống nhất, kiên định, thậm chí còn mơ hồ. Bên cạnh đó là tư tưởng bảo hộ, ỷ lại còn nặng mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Họ muốn duy trì chính sách bảo hộ và không muốn nhà nước mở cửa thị trường vì họ sợ bị các công ty nước ngoài chia sẻ và chiếm lĩnh thị trường. Chính tư tưởng ỷ lại này đã làm cho các doanh nghiệp kém năng nổ trong việc tìm kiếm các biện pháp khắc phục khó khăn, đổi mới cơ chế sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, vì thế nếu Việt Nam thực hiện hội nhập một cách đầy đủ và trọn vẹn thì các doanh nghiệp này rất dễ bị đào thải và loại bỏ.

1.2.2. Trình độ phát triển thấp kém, năng lực cạnh tranh yếu

Nước ta vừa mới thoát khỏi chiến tranh được 30 năm và vẫn phải đang nỗ lực trên con đường xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. So với các nước phát triển như Mỹ, Nhật thì chúng ta còn tụt hậu đến vài thế kỉ, còn ngay cả với những nước trong khu vực thì chúng ta vẫn còn một khoảng cách khá xa. Và hệ quả của điều này đó chính là năng lực cạnh tranh yếu của nền kinh tế. Hội nhập có nghĩa là phải mở cửa, thế nhưng với thực trạng kinh tế như hiện nay ở nước ta thì thực sự những cơ hội mà hội nhập mang lại rất khó để khai thác trong khi những nguy cơ mà nó mang lại thì rất dễ xảy ra và khó chống đỡ.

Hiện nay trên thị trường thông tin di động nước ta mới chỉ có VNPT (trong đó có hai thành viên là VinaFone và MobiFone) được đánh giá là có qui mô lớn thì đây lại là doanh nghiệp nhà nước, do đó từ trước đến nay nó luôn được hưởng một chính sách bảo hộ khá cao nên tuy đứng đầu thị trường thông tin di động di động Việt Nam nhưng so với các doanh nghiệp khác trong khu vực thì VNPT vẫn còn kém xa về khả năng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường. Trong tình hình mới, khi mà Việt Nam cho mở cửa tự do cho thị trường thông tin di động thì việc các công ty đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam là điều chắc chắn sẽ xảy ra, do đó việc củng cố và phát triển thị phần đối với các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ thông tin di động trong đó có VMS sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh

1.2.3. Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh

Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế đòi hỏi hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của nước ta phải điều chỉnh cho phù hợp với những qui tắc và luật chơi quốc tế, trong khi đó hệ thống pháp lý và hệ thống chính sách kinh tế thương mại của nước ta chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, kỹ thuật xây dựng thô sơ và còn rất nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước, tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh còn thiếu hiệu quả, gây tình trạng vừa chồng chéo, vừa không rõ ràng về trách nhiệm. Trong khi đó hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu một bộ máy làm việc năng động, có hệ thống.

1.2.4. Năng lực của cán bộ còn nhiều hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây công tác đào tạo cán bộ của chúng ta đã được tăng cường rất nhiều, nhưng về cơ bản trình độ của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành so với các nước khác còn thấp, kinh nghiệm thì còn nhiều hạn chế. Hội nhập buộc các cán bộ Việt Nam phải lĩnh hội rất nhiều cái mới, cái tiên tiến của thế giới, vì thế nó đòi hỏi một trình độ và bản lĩnh nhất định của người tham gia. Thực tế này đã đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là phải tìm mọi biện pháp để tăng cường hơn nữa công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, xem đây là lĩnh vực ưu tiên vì cán bộ là yếu tố quyết định thành công của quá trình họp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 104 - 108)