Một số kiến nghị đối với ngành chủ quản và Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 126 - 129)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

2. Một số kiến nghị đối với ngành chủ quản và Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam

Bưu chính – Viễn thông Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu khách quan sẽ xảy ra, do đó ngành Bưu chính – Viễn thông cần phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp để các doanh nghiệp có điều kiện khai thác tốt những cơ hội do hội nhập đem lại và tạo khả năng tối đa để các doanh nghiệp có điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ban lãnh đạo ngành cũng cần phải có những thay đổi trong cơ chế quản lý cho phù hợp, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và không nên can thiệp quá sâu.

Công nghệ thông tin và viễn thông là một lĩnh vực luôn luôn chuyển động với sự ra đời của những phát minh và những nghiên cứu mới. Do đó muốn thực hiện được phương châm “đi tắt, đón đầu” về công nghệ để không bị tụt hậu thì ban lãnh đạo ngành cần phải có sự hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tăng cường quan hệ với các nhà nghiên cứu công nghệ và khai thác viễn thông lớn trên thế giới để nhanh chóng tiếp thu và phát triển công nghệ mới. Đồng thời ban hành các chính sách phù hợp về chuyển giao công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

Việc tạo dựng hình ảnh của ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trên trường quốc tế trong xu thế hội nhập như hiện nay là điều rất cần thiết. Chính vì vậy mà ngành Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trong thời gian tới cần có sự hỗ trợ tích cực hơn để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ở cả trong và ngoài nước, nó vừa là việc xây dựng hình ảnh chung của ngành nhưng cũng là cơ hội để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định chính mình.

Mặc dù hiện nay cả Công ty thông tin di động VMS – MobiFone và Công ty dịch vụ viễn thông GPC – VinaFone đều là hai doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT nhưng chính sách đối với hai Công ty này còn khá khác nhau và chưa thực sự công bằng với VMS, nhất là trong chính sách đầu tư và hệ thống kênh phân phối. Từ trước đến nay thì chỉ có VinaFone được VNPT đầu tư vốn hoàn toàn và cũng chỉ có VinaFone được phép phân phối trong bưu điện các tỉnh thành. Với lợi thế hơn hẳn này thì việc VNPT chiếm thị phần lớn và có mạng lưới rộng khắp các tỉnh thành, độc quyền ở những vùng sâu vùng xa là đương nhiên. Chính vì thế trong thời gian tới, VNPT cần có những chính sách đối xử công bằng hơn, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các doanh nghiệp có điều kiện phát huy tốt mọi tiềm năng của mình, tạo động lực phấn đấu cho tất cả các chủ thể tham gia.

KẾT LUẬN

Kinh doanh dịch vụ thông tin di động là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và có sức hấp dẫn rất lớn, do đó mà mức độ cạnh tranh trên thị trường này là khá khốc liệt. Mặt khác do tính chất và đặc điểm sản phẩm chính của dịch vụ thông tin di động là sản phẩm thoại là giống nhau giữa các nhà cung cấp mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cạnh tranh nhau chủ yếu ở chất lượng dịch vụ và khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng hay còn gọi là các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của các sản phẩm thoại: MobiFone, MobiCard, Mobi4U, MobiPlay theo các phương diện khác nhau như tính chất dịch vụ, giá cả, đặc điểm khác hàng, các dịch vụ tiện ích kèm theo và trên cơ sở phân tích tình hình phát triển cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty, em đã đưa ra một số nhận xét và đánh giá về sự phát triển kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Công ty trong thời gian qua. Căn cứ vào những nhận xét và đánh giá về những mặt đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, em đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Công ty trong tình hình mới của thời gian tới.

Tuy nhiên do trình độ và khả năng hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề của em chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và của các anh chị trong phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing.

Sinh viên thực hiện: Mai Thanh Thảo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w