Những thuận lợi và khó khăn riêng đối với VMS trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 108 - 112)

II. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘ

2. Những thuận lợi và khó khăn riêng đối với VMS trong thời gian tớ

gian tới

2.1. Những thuận lợi

Có thể nói thuận lợi lớn nhất mà Công ty tiếp tục có được trong những năm tới đó là mạng lưới MobiFone do Công ty quản lý và khai thác đã sẵn có thương hiệu, hơn thế nữa thương hiệu này đã được xây dựng một cách vững chắc và được thị trường đánh giá cao. Với thương hiệu này, Công ty hiện đang có một lượng khách hàng truyền thống khá lớn so với các đối thủ khác để khai thác, thêm vào đó là khả năng thu hút được những khách hàng mới lớn hơn rất nhiều so với các hãng ra sau như Viettel, Hanoi Telecom, EVN Telecom. Đây là một lợi thế vô cùng quan trọng nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Mặc dù trong thời gian sắp tới, thị trường thông tin di động của Công ty sẽ bị chia sẻ rất nhiều song niềm tin của khách hàng đối với Công ty, niềm tin vào một mạng thông tin di động có chất lượng và phong cách phục vụ tốt nhất sẽ là chất kết dính khách hàng với Công ty.

Với hơn 10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động, Công ty đã có một bề dày kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác mạng, lại được thừa hưởng toàn bộ những cơ sở vật chất kĩ thuật như hệ thống mạng lưới, các trạm thu phát sóng, các trạm kiểm soát gốc… sau hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Comvik. Và với hơn 10 năm kinh doanh, Công ty đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới phân phối vào dạng tốt nhất, hơn hẳn đối thủ lớn là Vinafone. Đây là những lợi thế mà không phải bất kì một Công ty nào cũng có thể có được.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty được đào tạo một cách bài bản, lại được học hỏi những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của đối tác nước ngoài. Nguồn nhân lực của VMS được đánh giá là có trình độ học vấn cao nhất, hơn thế nữa đội ngũ lao động của Công ty lại rất trẻ, năng động, họ đủ sức làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại, đây chính là một ưu thế cơ bản giúp Công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Cơ chế thông thoáng, hệ thống luật pháp đã được điều chỉnh, sửa đổi cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động trong đó có VMS kinh doanh có hiệu quả hơn.

2.2. Những khó khăn

Như đã nói ở trên, trong thời gian sắp tới sẽ có sự xuất hiện của hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động nữa đó là Hanoi Telecom và EVN Telecom, bên cạnh đó là sự trưởng thành của các đối thủ khác đã xuất hiện trên thị trường bao gồm Vinafone, Viettel, Sfone. Hầu hết những nhà cung cấp này đều có sự chuẩn bị khá tốt về nguồn vốn và trang thiết bị công nghệ.Chính vì lẽ đó mà thì trường thông tin di động sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết, điều này có nghĩa

là sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên quyết liệt hơn để giành giật thị phần giữa các nhà cung cấp. Rõ ràng trong điều kiện này, thị phần của VMS sẽ phải bị chia sẻ, việc khách hàng rời bỏ mạng Mobifone để chuyển sang các mạng khác là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì thực tế hiện nay các nhà cung cấp ra đời sau đang đưa ra rất nhiều chính sách nhằm thu hút khách hàng mới và cả những khách hàng đang sử dụng mạng khác.

Vấn đề thứ hai mà Công ty đang vấp phải đó là sự cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đang diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Sự giảm cước viễn thông của các doanh nghiệp khác như Viettel, Sfone để thu hút các khách hàng của VNPT gồm có Vinafone và MobiFone thực sự là một khó khăn với VMS vì hiện tại giá cước của Công ty vẫn chịu sự kiểm soát và theo qui định của Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Sở dĩ có điều này là vì cả VMS và GPC đều là hai doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. Trong khi đó Viettel, Sfone vẫn đang được coi là các doanh nghiệp còn nhỏ, không chiếm thị phần khống chế, do đó họ được quyền quyết định mức cước, chính vì vậy mà họ luôn đưa ra mức cước cạnh tranh nhất so với hai đại gia MobiFone và Vinafone để thu hút khách hàng mới và giành giật thị phần của hai nhà cung cấp lớn này.

Một khó khăn nữa đối với VMS đó là Công ty vừa chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Thụy Điển vào tháng 5 năm 2005. Điều này cũng có nghĩa là từ bây giờ Công ty sẽ mất đi sự hỗ trợ về nguồn vốn, kinh nghiệm, tư vấn kinh doanh, đào tạo nhân lực và còn rất nhiều vấn đề khác nữa. Thời gian sắp tới sẽ là thời gian thực sự độc lập tự chủ trong kinh doanh của Công ty sau 10 năm hợp tác với đối tác nước ngoài, Công ty sẽ phải hoàn toàn đi trên đôi chân của chính mình trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên với

sự học hỏi đối tác và sự tích lũy cả về vốn, công nghệ, kinh nghiệm… trong thời gian 10 năm qua thì đây cũng không phải là khó khăn quá lớn đối với một Công ty có bề dày như VMS.

Một vấn đề mang tính qui luật đó là: xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng. Không nằm ngoài qui luật đó, nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ thông tin di động cũng ngày càng cao hơn, họ đòi hỏi các dịch vụ tiện ích, các dịch vụ giá trị gia tăng, các loại hình sản phẩm đa dạng hơn với chất lượng cao và ổn định, phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. Tuy nhiên, sản phẩm dịch vụ thông tin di động lại là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt, có những nét đặc trưng riêng vì chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng lưới, các trạm thu phát sóng, đường truyền dẫn tín hiệu…Như vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin di động thì cần phải đầu tư rất nhiều, trong khi đó nguồn vốn của Công ty lại có hạn. Làm sao để có thể đáp ứng một cách tốt nhất các đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ đối với VMS mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Cùng với sự lớn mạnh của mình, mạng lưới thông tin di động do Công ty quản lý và khai thác ngày càng được mở rộng, tăng nhanh về số lượng và qui mô. Số lượng thuê bao phát triển một cách tăng vọt, do đó công tác quản lý thuê bao, chăm sóc khách hàng, quản lý mạng lưới, quản lý tài sản, quản lý bộ máy tổ chức ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu các công tác quản lý này không được thực hiện, quan tâm một cách đầy đủ thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín và sức mạnh của Công ty trên thị trường.

Một thách thức nữa đối với VMS hiện nay đó là chính sách của Nhà nước hiện nay đã và đang có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp mới. Để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ trương nhất quán là khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, cho phép thực hiện lộ trình mở cửa thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực này. Như vậy mức độ bảo hộ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới tuy còn nhưng với một mức độ hạn chế nhất định, điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ khai thác Bưu Điện & tình hình hoạt động Bưu Điện (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w