Các yếu tố tạo nên sự sống động của phố đi bộ trung tâm đô thị

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 126 - 129)

II và I theo Trernhico

2. Các yếu tố tạo nên sự sống động của phố đi bộ trung tâm đô thị

2.1. Kinh nghiệm tổ chức phố đi bộ với phương thức tiếp cận hiện đại

Ở một số đô thị, nơi có đủ không gian để tổ chức giao thông phi cơ giới như tổ chức một số phố đi bộ hoặc phố hạn chế chỉ cho xe buýt, xe đạp và taxi hoạt động mà không ảnh hưởng đến lượng không gian dành cho ô tô cá nhân. Giải pháp này cũng có thể cân nhắc áp dụng ở những nơi tình trạng tắc nghẽn giao thông cơ giới không trầm trọng và lượng không gian mà xe tư nhân chiếm chỗ không gây ảnh hưởng nhiều tới lưu lượng thông trong giờ cao điểm.

Tuy nhiên, thách thức chính đối với hầu hết các đô thị lớn là tìm giải pháp tăng công suất sử dụng đường. Người ta ngày càng nhận thấy là cần ưu tiên cho những hình thức giao thông vận tải công cộng, sử dụng xe đạp và đi bộ.

Copenhagen ở Đan Mạnh là một trong những đô thị tiên phong thực thi chính sách đó trong nhiều năm và đã đạt được những thành công lớn.

Thách thức lớn nhất là đối với các đô thị hoặc khu vực đô thị giao thông đã bị tắc nghẽn, nhất là trong giờ cao điểm. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất để có thêm không gian cho các phương tiện giao thông bền vững hơn là lấy đi không gian của phương tiện tư nhân 24/24 giờ hoặc tạm thời trong một số giờ nhất định. Lấy đi không gian phương tiện giao thông cá nhân là một quyết định dũng cảm của mọi chính quyền đô thị. Logic cho thấy rằng nếu một mạng lưới giao thông đã bị tắc nghẽn thì việc giảm năng lực giao thông (hạn chế phương tiện giao thông cá nhân) chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.

Người ta thường dự đoán sự hỗn loạn về giao thông và những hậu quả xấu về kinh tế của giải pháp này. Khi đó, các cơ quan lập quy hoạch và chính quyền đô thị có thể do dự và từ bỏ phương án tái phân bổ không gian giao thông đường bộ. Trong hoàn cảnh đó, những ý tưởng mới, thí dụ như ý tưởng triệt tiêu giao thông cơ giới có thể tạo điều kiện cho các giải pháp quản lý giao thông sáng tạo có tính khả thi về kỹ thuật.

Trước năm 1962, mọi đường phố của đô thị trung cổ này ngập tràn ô tô và tất cả các quảng trường được sử dụng làm nơi đỗ xe. Do giao thông cơ giới tăng mạnh,

các điều kiện cho người đi bộ bị xuống cấp nghiêm trọng. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1962, đường phố chính Stroget của Copenhagen được quyết định dành cho người đi bộ. Thời đó người ta tranh luận rất kịch liệt về việc chuyển đổi này. Người ta cho rằng không thể vận hành phố đi bộ ở Đan Mạch. Tuy vậy, dù sự hoài nghi ở mức rất cao thì ngay từ ngày đầu tiên, cư dân địa phương đã ủng hộ một môi trường không có xe ô tô. Điều đó đánh dấu bước khởi đầu của một quá trình chuyển đổi dần dần và tiếp diễn không ngừng.

Ngày nay, Copenhagen có một trung tâm đô thị sôi động thu hút khách quanh năm. Hiện tại, Copenhagen có trên 96.000m2 diện tích không có giao thông cơ giới (trong đó 33% là đường phố và 67% là quảng trường đô thị). Trong khi mức độ giao thông bộ hành hầu như không thay đổi trong vài thập kỷ thì số lượng khách tham quan dừng chân hay tạm trú đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 1968. Trong những tháng mùa hè, nhiều phố đi bộ đạt sức chứa hết công suất với những người đến hưởng thụ các hoạt động văn hóa và xã hội ngoài trời. Trong các tháng mùa đông ở đây tổ chức các lễ hội và trượt băng ngoài trời.

Các đường phố và quảng trường ở trung tâm thành phố được dành cho người đi bộ và được cải thiện, khu vực này đã trở nên hấp dẫn hơn và xe hơi cũng bị hạn chế. Chính quyền thành phố đã thông qua một chiến lược quản lý giao thông tích hợp ở khu vực trung tâm:

- Hạn chế số chỗ đậu xe (tăng khá cao phí đỗ xe trên đường phố);

- Giảm số làn xe trên một số tuyến đường chính vào thành phố và sử dụng không gian đó cho xe buýt và xe đạp;

- Hạn chế giao thông quá cảnh; - Kết hợp phát triển mạng lưới tàu điện, xe buýt và xe đạp ngoại ô.

Ở trung tâm thành phố, 80% giao thông là đi bộ và 14% bằng xe đạp. Giao thông ô tô khu vực lõi đô thị giảm xuống và không còn xảy ra tắc nghẽn. Chìa khóa thành công của sự chuyển đổi nội đô chính là phương thức chuyển biến dần dần, không đột ngột. Phương thức chuyển biến này tạo cho người dân thời gian để thích nghi với thay đổi từ việc lái và đỗ xe cá nhân tới việc đi bộ, sử dụng xe đạp hay phương tiên giao thông công cộng.

Delft là một thành phố tương đối nhỏ của Hà Lan với mạng lưới đường phố không có xe hơi ở trung tâm. Delft giống như bất cứ thành phố nào khác trong những năm 70, đó là không gian công

Hình 1. Sự phát triển các phố đi bộ và quảng trường ở trung tâm Copenhagen giai đoạn 1962-1996

1962: 15.800m2

1996: 95.750m2

Hình 2. Một phần phố đi bộ Stroget ở trung tâm Copenhagen, Đan Mạch

làm bãi đậu xe. Ngày nay, người ta gọi trung tâm thành phố là “công viên nhân dân”. Giao thông ô tô được loại trừ tác động đáng kể đến cảm nhận về thành phố, ấn tượng nhất ở đây là sự tĩnh lặng.

Delft đã có cách tiếp cận hơi khác để triệt tiêu xe hơi trong khu vực trung tâm. Thành phố đã xây dựng một loạt các công viên ở khu vực ngoại vi trung tâm. Người ta cũng đầu tư lắp đặt các bảng chỉ dẫn tìm kiếm kỹ thuật số để hướng mọi người đến bãi đỗ xe gần nhất và cũng có cả thông tin về khoảng thời gian thực tế có thể đỗ xe. Các thông tin số hóa cũng cho biết khoảng cách đi bộ từ bãi đỗ xe tới trung tâm thành phố. Có thể đỗ xe trên đường phố nhưng phí cao hơn đỗ xe trong bãi. Cuối cùng, yếu tố cốt lõi là người ta chỉ mất tối đa là 10 phút hoặc 800m đi bộ từ bến tàu điện tới phố đi bộ trung tâm.

Tất cả những giải pháp này làm cho người dân tốn ít thời gian tìm chỗ đậu xe và tăng tối đa thời gian để mua sắm ở phố đi bộ trung tâm. Trong khi lái xe ở khu phố trung tâm là điều không được khuyến khích thì người ta vẫn được phép lái xe vào phố đi bộ trung tâm vào buổi tối để giao và dọn hàng với giấy phép thích hợp. Phố đi bộ trung tâm rất thuận tiện cho người đi bộ và đi xe đạp, tuy vậy, người ta vẫn duy trì lối ô tô cho những người cần đi xe.

Phố đi bộ trung tâm cũng được tổ chức ở nhiều thành phố khác ở Châu Âu như Barcelona, Phần Lan, Anh và Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada… và cho nhiều kinh nghiệm thành công cũng như những bài học thất bại trong triển khai.

2.2. Các yếu tố tạo nên sự sống động của phố đi bộ

Kinh nghiệm triển khai phố đi bộ trung tâm đô thị cho thấy không phải chỉ có một phương thức duy nhất để tạo ra một con phố cho người đi bộ, tuy nhiên có những yếu tố rất căn bản cần quan tâm. Điều quan trọng là duy trì được một tốc độ di chuyển tiện nghi phù hợp với con người và môi trường có tầm cỡ không gian thích hợp với con người cho mọi phương thức tiếp cận. Có thể cho phép tiếp cận xe ô tô ngoài giờ phục vụ hoặc vào ban đêm hoặc bằng các loại xe nhỏ di chuyển với tốc độ người đi bộ, với cách thức thiết kế đô thị, biển báo… buộc người lái xe phải di chuyển với tốc độ an toàn. Cấu kiện lát mặt đường phải có cấu trúc bề mặt mịn, êm; các nhà mặt phố với mặt đứng nhiều cửa hàng bán lẻ phong phú, náo nhiệt và chi tiết trang trí hấp dẫn. Việc bố trí các cửa hiệu với hàng hóa tinh xảo là rất quan trọng để tạo sự lôi cuốn cho khách tham quan.

Về phương thức triển khai phố đi bộ, cần phải áp dụng giải pháp mở rộng dần dần, bắt đầu từ quy mô nhỏ, chỉ phục vụ người đi bộ và đi xe đạp vào ban ngày hoặc chỉ tạo ra một đoạn đường ngắn dành cho người đi bộ. Một phố đi bộ nhỏ nhưng có chất lượng cao còn hiệu quả hơn nhiều là triển khai cả một khu phố đi bộ rộng lớn mà kém sống động. Khu phố đi bộ càng lớn thì càng phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết, chẳng hạn như tổ chức chỗ đậu xe ô tô và phân phối vận chuyển, cung cấp hàng hóa cho các cửa hiệu. Quy mô ban đầu của phố đi bộ nhỏ hơn sẽ giảm bớt sự phức tạp trong quản lý và chi phí tài chính. Ảnh hưởng tới giao thông đô thị nói chung cũng ít hơn vì có nhiều tuyến đường thay thế. Phố đi bộ nhỏ dường như cũng quyến rũ hơn là khu phố đi bộ khổng lồ.

Các phố đi bộ cũng có thể triển khai với chi phí thấp như một dự án thí điểm không cần đầu tư nhiều mà chỉ sử dụng các rào chắn tạm thời để ngăn hoặc làm chậm tốc độ xe cộ và tạo ra không gian hấp dẫn và tiện nghi. Sau khi thành công, dự án có thể được mở rộng như tăng số giờ và tăng số tuyến phố dành cho người đi bộ.

Nghiên cứu tổng kết cho thấy để tạo nên sự sống động, lôi cuốn người dân tiếp cận phố đi bộ và tham gia vào các hoạt động tại đó, những vấn đề sau là yếu tố quyết định:

- Vị trí, tiếp cận giao thông thuận tiện: Vị trí trung tâm, có kết nối với các không gian chức năng đô thị quan trọng khác, có tiếp cận giao thông thuận tiện…

- Chức năng phong phú: Các chức năng của phố đi bộ bao gồm: 1/ Chức năng thư giãn; 2/ Chức năng thương mại; 3/ Chức năng văn hóa; 4/ Chức năng bảo tồn…

- Có giá trị lịch sử, nghệ thuật kiến trúc: Là địa danh lịch sử nơi diễn ra các sự kiện gây dấu ấn của đô thị trong quá khứ, có các không gian, công trình kiến trúc đặc trưng, có giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc… với một số lượng đủ để cảm nhận được đặc trưng cho tuyến phố…

- Có thiết kế đô thị chất lượng cao: Tổ chức không gian tuyến phố tốt, có nhịp điệu, điểm nhấn, trục cảnh quan, phông cảnh, viễn cảnh, mặt tiền công trình hai bên phố, thiết kế mặt đường, chỗ ngồi nghỉ, quảng trường, nơi tổ chức sự kiện, chiếu sáng ban đêm, trang trí tiểu cảnh, tổ chức âm thanh, cây xanh, biển báo, biển hiệu, quảng cáo, triển lãm ngoài trời…

- Có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, phù hợp với chức năng: Hệ thống mặt đường phù hợp, thoát nước mặt, chiếu

sáng công năng và chiếu sáng nghệ thuật, lối tiếp cận cho xe cấp hàng, thoát phế thải…

- Có hệ thống tổ chức, quản lý tốt: Tổ chức các chương trình, sự kiện, quản lý tốt chất lượng công trình, trang thiết bị, thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh, theo dõi, giám sát, trợ giúp, cấp cứu, cứu hỏa…

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 126 - 129)