Nhận xét về phố đi bộ thí điểm của Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 129 - 130)

II và I theo Trernhico

3. Nhận xét về phố đi bộ thí điểm của Hà Nộ

Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội được thí điểm tổ chức từ tháng 8.2016. Đến nay, phố đi bộ Hà Nội được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của người dân và khách du lịch. Tuy có thành công nhiều mặt nhưng những bất cập cũng không ít. Có thể đánh giá chung như sau:

Về vị trí: Đây là địa điểm có nhiều ưu điểm tại trung tâm của đô thị Hà Nội, với các di tích lịch sử, công trình hành chính, văn hóa, thương mại có giá trị nghệ thuật kiến trúc, có mặt nước, cảnh quan, cây xanh... Vi trí này cũng có mối liên hệ tiếp cận giao thông thuận lợi về khoảng cách đi bộ. Tuy nhiên, tồn tại chính ở đây là quá tải, với diện tích khá hạn chế khi có một lượng khách rất lớn tới trong mọi thời điểm. Khi lượng người quá đông thì chất lượng không gian dành cho nghỉ ngơi, thư giãn, suy tư trở nên thiếu hấp dẫn.

Về chức năng, tuyến phố đi bộ Hà Nội được nhiều người nhận định thiên về vui chơi giải tri, thư giãn: Sân chơi lý tưởng cho trẻ em; Không gian lãng mạn cho tuổi trẻ; Không gian vàng cho người đứng tuổi và người già; Không gian thân thiện cho toàn thể cộng đồng và du khách; Không gian đi bộ rèn luyện sức khỏe... Chức năng kinh doanh thương mại với những cửa hiệu, quán cà phê, hàng rong... đã được tổ chức nhưng còn khiêm tốn và nhiều bất cập.

Về thiết kế đô thị: Thực chất đây là tuyền phố giao thông cơ giới chỉ ngăn lại cho người đi bộ vào cuối tuần, do vậy, hầu như thiết kế đô thị chưa có đầu tư nâng cấp gì đáng kể. Các không gian chức năng cũ như khu vực Tràng Tiền - Hàng Khay, khu vực trước vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực đền Ngọc Sơn hay quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục... là nơi có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hiện vẫn là mặt đường nhựa thông thường. Trong thiết kế đô thị phố đi bộ thì yêu cầu căn bản là mặt đường phải được lát bằng vật liệu bền vững có cấu trúc trang trí, tạo được mối liên kết giữa các mặt đứng nhà hai bên đường thì hiện chưa làm được. Các trang thiết bị đô thị đã được bổ sung nhưng còn nghèo nàn.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa có nâng cấp gì nhiều. Nhược điểm cơ bản ở đây vẫn là sử dụng đường giao thông cơ giới cho người đi bộ. Yêu cầu căn bản của mặt đường phố đi bộ là không có giật cốt để đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi đang giao tiếp, thư giãn hay ngắm cảnh... vẫn không được đảm bào.

Hệ thống giao thông thiếu chức năng, thiếu đồng bộ.

4. Kết luận

- Phát triển phố đi bộ ở khu vực trung tâm đô thị là giải pháp hiệu quả nhiều mặt như hạn chế giao thông cơ giới, giảm ô nhiễm không khí, khôi phục không khí đô thị truyền thống, tăng cường giao tiếp xã hội, hưởng thụ văn hóa và vui chơi, giải trí, thể thao ngoài trời. Giải pháp cũng góp phần bảo tồn những giá trị quy hoạch kiến trúc của đô thị và thúc

- Để tạo tính sống động cho các phố đi bộ ở trung tâm đô thị, những yêu cầu cơ bản bao gồm: 1/ Có vị trí trung tâm thích hợp, tiếp cận giao thông công cộng và giao thông cơ giới thuận tiện; 2/ Bản thân khu phố có giá trị lịch sử, quy hoạch, kiến trúc, nghệ thuật; 3/ Tổ chức công năng phong phú, đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó, quan trọng nhất là chức năng thương mại; 4/ Có thiết kế đô thị chất lượng cao: Tổ chức không gian tuyến phố tốt, có nhịp điệu, điểm nhấn, trục cảnh quan, phông cảnh, viễn cảnh, mặt tiền công trình hai bên phố, thiết kế mặt đường, chỗ ngồi nghỉ, quảng trường, nơi tổ chức sự kiện, chiếu sáng ban đêm, trang trí tiểu cảnh, tổ chức âm thanh, cây xanh, biển báo, biển hiệu, quảng cáo, triển lãm ngoài trời; 5/ Có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh; 6/ Được quản lý, duy trì, bảo dưỡng tốt.

- Tổ chức phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội là một thử nghiệm ban đầu, tuy đã đạt được hiệu quả nhất định, thu hút được sự quan tâm của người dân nhưng còn nhiều khiếm khuyết về quy mô không gian với lượng người tham quan, thiết kế đô thị chưa được nâng cấp phù hợp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, hệ thống tổ chức sự kiện thiếu hoàn chỉnh.

- Vấn đề căn bản để tạo tuyến phố đi bộ sống động khu vực hồ Hoàn Kiếm là có quy hoạch chức năng và không gian cụ thể, lâu dài; nâng cấp thiết kế đô thị và hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tái tạo lại không khí đô thị và tạo không gian hưởng thu văn hóa, nghệ thuật và tăng cường giao tiếp xã hội, chỉnh trang kiến trúc công trình./.

Tài liệu tham khảo

1. Báo Xây dựng (2016), Tuyến phố đi bộ ở Hà Nội – điều tất yếu cho chất lượng cuộc sống. https://www.tapchikientruc. com.vn /chuyen-muc/tuyen-pho-di-bo-o-ha-noi-dieu-tat-yeu- cho-chat-luong-cuoc-song.html.

2. Copenhagen Portal, The World’s longest Pedestrian Street ”Strøget”, http://www.copenhagenet.dk/cph-map/CPH- Pedestrian.asp

3. Darren Proulx and Samuel Baron, Critical Elements to Make Pedestrian Streets Work, https://slowstreets.wordpress. com/2015/10/26/critical-elements-to-make-pedestrian-streets- work/

4. Đặng Tuấn Trung (2016), Phố đi bộ - Không gian đô thị quý giá, https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/pho-di- bo-khong-gian-thi-quy-gia.html.

5. Ivan Nikiforov (1987), Planirane na Selistata, Stroizdat, Sophia.

6. Cao Anh Tuấn (2008), Tổ chức phố đi bộ tại trung tâm lịch sử đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, http://ashui.com /mag/ chuyenmuc/quy-hoch-o-th/326-to-chuc-pho-di-bo-tai-trung- tam-lich-su-do-thi-tphcm.html.

7. Critical Elements to Make Pedestrian Streets Work, https:// slowstreets.wordpress.com/2015/10/26/critical-elements-to- make-pedestrian-streets-work/

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 129 - 130)