Trên cơ sở sơ đồ biến dạng của khung dùng để trích xuất các mẫu thí nghiệm dưới tác động tải trọng ngang, các mẫu thí nghiệm được dựng lắp và chất tải như trong hình 2 nhằm mô phỏng lại biến dạng xảy ra trong thực tế. Mẫu thí nghiệm được liên kết khớp cố định tại đầu cột dưới và khớp di động tại hai đầu dầm. Đầu trên của cột tự do, chịu tác động đồng thời của lực ngang đổi chiều theo chu kỳ và lực thẳng đứng không đổi bằng 300 kN được tạo ra qua một kích thủy lực thông tâm.
Lịch sử quá trình chất tải ngang được cho ở hình 3, gồm hai giai đoạn: giai đoạn kiểm soát lực và giai đoạn kiểm soát chuyển vị. Ở giai đoạn kiểm soát lực, hai chu kỳ đầu 1 và 2 mẫu thí nghiệm chịu tác độnglực ngang V=0.75Vi=0.75 x 59.23=45 kN, trong đó Vi là độ bền lý tưởng của mẫu thí nghiệm dưới tác động ngang và đứng được xác định từ các kích thước và đặc tính cơ lý của mẫu thí nghiệm. Mục đích củacác chu kỳ chất tải này nhằm xác định chuyển vị chảydẻo ∆y và độ cứng thực tế Kt.nghiệm của các mẫu thí nghiệm.Ở giai đoạn kiểm soát chuyển vị, mẫu thí nghiệm chịu một sự gia tăng dần chuyển vị cưỡng bức Δ tương ứng với độ dẻo chuyển vị ngang µ∆=∆/∆y,t.nghiem bắt đầu từ µ∆=1.5 (chu kỳ 3 và 4), tiếp đó là µ∆=2, 3, 4...; giữa các cặp chu kỳ giống nhau là
một chu kỳ trung gian ký hiệu 7, 10, 13... chịu một chuyển vị cưỡng bức ứng với độ dẻo µ∆=0.75 nhằm để cho các mẫu thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm ổnđịnh trở lại sau các chu kỳ không đàn hồi lớn xảy ra trước đó (hình 3).Việc thực hiện thí nghiệm được tiếp tục sau khi mẫu thí nghiệm mất 20% khả năng chịu tải nhằm xác định khả năng biến dạng dẻo tối đa của mẫu thử và nhận diện các nguyên nhân gây ra phá hoại hoặc mất khả năng chịu lực của mẫu thí nghiệm.
Để đạt được mục tiêu thí nghiệm dự kiến, các số liệu sau đã được thu thập trong quá trình thí nghiệm ở mỗi cấp tăng
động ngang chuyển vị ngang ở đầu mút cột; biến dạng cắt của nút khung, biến dạng cắt và uốn của dầm và cột,biến dạng của cốt thép tại các vùng tới hạn của dầm, cột và trong nút khung... Sơ đồ bố trí các đầu đo LVDT (Linear Variable Differential Transformers) được thể hiện ở các hình 4 và 5a,b, còn sơ đồ vị trí các phiến đo biến dạng (electrical strain gauges) có độ giãn dài cao ở hình 5c và d.