- Điểu chỉnh chiến lược, kế hoạch, biện pháp
5. Biện pháp công nghệ thi công kết cấu cột, vách, dầm đổ tại chỗ; tấm sàn đúc sẵn có lớp chồng
đổ tại chỗ; tấm sàn đúc sẵn có lớp chồng
Thi công KC cột, vách, dầm đổ tại chỗ, tấm sàn đúc sẵn có lớp chồng gồm hai PP thi công chính:
- Lắp đặt tấm sàn đúc sẵn trước đổ BT dầm sau; - Đổ BT dầm trước, lắp đặt tấm sàn đúc sẵn sau. Công nghệ thi công của từng biện pháp như sau:
5.1. Biện pháp công nghệ thi công kết cấu cột, vách, dầm đổ tại chỗ; lắp đặt tấm sàn đúc sẵn trước, đổ bê tông dầm (và bê tông lớp chồng) sau:
a. Trình tự thi công: Thể hiện trên sơ đồ b. Đặc điểm công nghệ thi công:
PP này do đổ BT một lần cho lớp chồng, nút sàn đúc sẵn và dầm đổ tại chỗ, vì vậy tính liền khối của cấu kiện ngang tốt.
sàn đúc sẵn, tiến hành đổ BT một lần. Theo PP này các công đoạn lắp dựng, tháo dỡ sàn thao tác đơn giản hơn PP truyền thống, rút ngắn thời gian thi công.
Sàn đúc sẵn và các tải trọng thi công ở trên nó do hệ thống chống đỡ dầm chịu, vì vậy cường độ BT dầm cột đạt 25-30kg/cm2 có thể tháo dỡ VK cột và VK thành dầm, tăng chu kỳ luân chuyển VK.
c. Các điểm chính của công nghệ thi công và các điều chú ý:
- Do sàn đúc sẵn đặt trực tiếp lên VK thành của dầm (hoặc trên giá đỡ của dầm), vì vậy khi tính khả năng chịu tải của hệ thống đỡ dầm, ngoài việc cần xem xét tải trọng thi công của bản thân tầng đó và gia cường tính ổn định tổng thể thì đồng thời phải xem xét tác động và ảnh hưởng của tải trọng thi công truyền đến do KC các tầng trên liên tục thi công lên cao.
- Các cột chống của hệ thống chống đỡ các tầng phải thẳng đứng trên cùng một trục, đồng thời cần đặt tấm đệm chân các cột chống để tránh sàn chịu cắt lớn mà phá hoại.
- Sau khi lắp tấm sàn đúc sẵn và trước khi chịu tải trọng thi công, phải gia cố tốt thanh chống đứng tạm thời của sàn để tránh tấm sàn đúc sẵn có độ võng lớn sinh ra vết nứt ở nút sàn và sàn, sàn và dầm khi cường độ BT nút còn chưa cao, hoặc dầm sàn đúc sẵn bị nứt do chịu tải trọng vượt quá thiết kế.
Hình 4. Trình tự thi công ván khuôn bay đổ bê tông tại chỗ cột, dầm, vách và sàn
Hình 5. Trình tự thi công cột, vách, dầm đổ bê tông tại chỗ; tấm sàn đúc sẵn có lớp chồng
tại chỗ; đổ bê tông dầm trước, lắp đặt tấm sàn đúc sẵn (và bê tông lớp chồng) sau:
a. Trình tự thi công: Thể hiện trên sơ đồ b. Đặc điểm công nghệ thi công:
Cột, vách, dầm thi công trước nên VK cột, vách và VK thành dầm có thể tháo dỡ trước, khi cường độ BT đạt 25- 30kg/cm2. Thuận lợi cho việc tăng nhanh luân chuyển, tiết kiệm đầu tư VK.
Khi lắp đặt tấm sàn: BT cột dầm đã đạt cường độ nhất định, so với công nghệ lắp dựng trước, đổ BT sau, hệ thống VK có tính ổn định lớn, có thể tiết kiệm vật liệu gia cố chống
đỡ ổn định bộ phận.
Thi công cột, dầm, vách riêng rẽ làm cho thao tác thi công đổ BT đơn giản, dễ đảm bảo chất lượng. Nhưng vì lớp chồng và dầm chính, dầm phụ chia làm hai lần đổ BT nên tính liền khối cấu kiện ngang của KC không tốt bằng đổ BT một lần.
c. Các điểm chính của công nghệ thi công và các điều chú ý:
- Do KC liên tục thi công lên cao nên tải trọng thi công của sàn và tải trọng thi công của tầng trên thông qua dầm đổ tại chỗ và sàn đúc sẵn truyền đều vào giá đỡ cột chống của dầm và tấm sàn đúc sẵn. Vì vậy, việc tính toán sức chịu tải của giá đỡ dầm và các cột chống gia cố sàn phải xem xét đầy đủ tải trọng này để tránh xảy ra sự cố nứt dầm sàn do sức chịu tải của giá đỡ và cột chống không đủ.
- Giá đỡ dầm hoặc cột chống, cột chống gia cố đỡ tạm thời của sàn đúc sẵn thì dưới chân phải có bản đệm liền, để sàn đúc sẵn cùng đồng thời chịu tác động của tải trọng.
Kết luận
Mỗi hình thức kết cấu đòi hỏi có một công nghệ thi công tương ứng phù hợp, đồng thời trình tự thi công, đặc điểm công nghệ và những điều cần chú ý trong từng công nghệ khác nhau. Bằng kinh nghiệm trực tiếp thi công các công trình cao tầng và kinh nghiệm quản lý đã được đúc kết, tác giả đề xuất một số dạng công nghệ thích hợp cho việc thi công kết cấu phần thân nhà cao tầng ứng với từng biện pháp công nghệ cụ thể./.
Tài liệu tham khảo
1. Võ Quốc Bảo (2003), “Tổ chức thi công kết cấu bê tông cốt thép trong xây dựng nhà cao tầng”, Tuyển tập hội thảo Chất lượng và công nghệ xây dựng nhà cao tầng QTCB ‘03.
2. Nguyễn Tiến Chương (2004), “Tổng quan về kết cấu và công nghệ xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam”, Hội thảo về Công nghệ và vật liệu mới trong thi công nhà cao tầng.
3. Lê Thanh Huấn (2007), Kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép, NXB Xây dựng.
4. Bùi Mạnh Hùng (2007), Công nghệ ván khuôn và giàn giáo xây dựng, NXB Xây dựng.
5. Lê Kiều (2003), “Những vấn đề lưu ý khi thi công nhà cao tầng”, Tuyển tập hội thảo Chất lượng và công nghệ xây dựng nhà cao tầng QTCB ‘03.
6. Nguyễn Đăng Sơn (2007), Hỏi đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng, NXB Xây dựng.
7. Trường Đại học Đồng Tế (Trung Quốc) (1999), Thiết kế tổ chức thi công xây dựng.
8. Triệu Tây An và nhóm tác giả (1996), Hỏi - Đáp thiết kế và thi công kết cấu nhà cao tầng (Tập 1, 2), NXB Xây dựng.
9. Anil Hira & Tuan Ngo (2002), “Giới thiệu kết cấu nhà cao tầng hiện đại”, Công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công nhà cao tầng hiện đại, (1).
10. Anil Hira (2002), “Kỹ thuật thi công nhà cao tầng hiện đại - Các xu hướng gần đây”, Công nghệ tiên tiến trong thiết kế và thi công nhà cao tầng hiện đại, (1).
11. (2001), ,北京.
Hình 6: Trình tự thi công cột, vách, dầm đổ bê tông tại chỗ; đổ bê tông dầm trước, lắp đặt tấm sàn đúc sẵn và đổ bê tông lớp chồng sau