Biến dạng cắt của nút khung

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 61 - 62)

Dưới các tác động do dầm và cột truyền tới, nút khung bị

được đo bằng bốn đầu đo LVDT lắp theo các phương đường chéo của pano nút khung (xem hình 4a và 13). Độ lớn của biến dạng cắt của nút khung được xác định theo phương trình: 1 2 sin 2 tb D γ θ ∆ + ∆ = (1)

trong đó: D – chiều dài đường chéo panô nút khung trước khi biến dạng (khoảng cách giữa hai điểm gắn LVDT theo phương đường chéo); tanθ = b/h với b và h tương ứng là khoảng cách giữa các điểm gắn LVDT theo phương ngang và đứng. Các hình 14a, b và c thể hiện các đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa lực cắt tầng V và biến dạng cắt γ.

Các hình này cho thấy, mẫu NK1 có biến dạng cắt γ nhỏ nhất và thay đổi đều và ổn định, trái ngược mẫu NK2 và NK3. Hình 14b,c cho thấy nút khung NK2, NK3 trong hai chu kỳ đầu tiên biến dạng nhỏ, nhưng sau đó xảy ra biến dạng tương đối đột biến.

Quan hệ giữa biến cắt γ của nút khung và độ dẻo chuyển vị μΔ được cho trong các hình 15, cho thấy một sự khác nhau rất lớn về độ lớn của biến dạng cắt của các nút khung được thiết kế theo các cách khác nhau. Nút khung ở mẫu NK1 được thiết kế theo một tiêu chuẩn thiết kế hiện đại, rất coi trọng việc bảo đảm độ cứng, độ bền và độ dẻo cho các nút khung, khác NK2, NK3 chỉ quy định vùng nút khung được cấu tạo cốt thép như trong các cột liền kề. Biến dạng cắt nút của hai mẫu thí nghiệm này có tính phi tuyến mạnh hơn so với mẫu NK1.

Riêng đối với hai mẫu NK2 và NK3 điểm khác biệt duy nhất là đường kính cốt thép dọc cột làm cho tỷ số độ bền uốn cực hạn của cột và dầm ở mẫu NK2 bằng Myi,c/Myi,d=1.02 trong khi ở mẫu NK3bằng Myi,c/Myi,d=1.12. Như vậy, việc gia tăng tỷ số Myi,c/Myi,d ở mẫu NK3 có vẻ là một điều kiện làm gia tăng biến dạng nút khi nút không được cấu tạo bó một cách phù hợp.

a) Mẫu NK1 b) Mẫu NK2

c) Mẫu NK3

Hình 14. Lực cắt tầng – biến dạng cắt nút Hình 15. Quan hệ biến dạng cắt γ của nút khung – độ

dẻo µ∆

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 61 - 62)