Keywords: Blast load, bomb, basement, equivalent static load

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 71)

Phạm Minh Hà(1), Vũ Huy Hoàng(2)

Tóm tắtTrong thành phố, ngoài các công trình dân Trong thành phố, ngoài các công trình dân dụng còn tồn tại một hệ thống công trình phòng thủ được xây dựng để đề phòng trường hợp chiến tranh xảy ra. Tầng hầm nhà cao tầng, một bộ phận của hệ thống phòng thủ, cần được thiết kế lưỡng dụng (sử dụng cả trong thời bình và trong thời chiến) để có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cư dân trong thời chiến và phục vụ các mục đích quốc phòng khác. Tuy nhiên, do Việt Nam hiện chưa có các quy định liên quan đến tầng hầm phòng thủ nên các tầng hầm nhà cao tầng mới chỉ được thiết kế với mục đích sử dụng thông thường trong thời bình. Bài báo giới thiệu một số khái niệm về tầng hầm phòng không và cách xác định tải trọng do tác động nổ của bom đạn thông thường lên tầng hầm nhà cao tầng theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế của Trung Quốc.

Từ khóa: Tải trọng nổ, tác dụng nổ, bom đạn, tầng hầm, tải trọng tĩnh tương đương hầm, tải trọng tĩnh tương đương

Abstract

Basements under buildings are important parts of defense network in the city in case a war outbreaks. defense network in the city in case a war outbreaks. They should be designed to serve normal activities of occupants during peacetime but be able to switch quickly into shelters in wartime. Although pre-design of basement as defense structure is significant, Vietnam has not yet issued regulations and standards relating to defensive basement, and recent built civil building basements are only designed for peacetime use. Thus, the article will introduce some concepts in air-defended basement design with GB50038-2005, Chinese code in civil air defense for basement, for further reference of lawmakers and designers. The metioned content is of determining static load equivalent to the explosive effect of conventional bomb on the basement.

Keywords: Blast load, bomb, basement, equivalent static load static load (1) Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng Email: phamhadhkt@gmail.com

(2) Giảng viên, Khoa Xây dựng Trường đại học Kiến trúc Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Khi chiến tranh xảy ra, bên cạnh các hoạt động phòng vệ quân sự, một trong những công việc đầu tiên cần thực hiện là di tản dân thường đến nơi an toàn. Tuy nhiên, với tính chất hiện đại của vũ khí ngày nay, chiến tranh có thể diễn biến rất nhanh, khi đó cần phải có nơi trú ẩn tại chỗ để giải quyết tức thì vấn đề an toàn cho người dân, đặc biệt là trong các thành phố lớn, nơi có số lượng dân cư tập trung. Hệ thống trú ẩn an toàn trong thành phố có quy mô rất lớn, cần phải tận dụng các hệ thống ngầm sẵn có của thành phố, trong đó có tầng hầm của các tòa nhà dân dụng. Hơn thế nữa, tầng hầm phòng thủ kết hợp với các công trình ngầm khác tạo thành mạng lưới phòng thủ chung của cả thành phố còn là nơi trú ẩn, tác chiến của các lực lượng bám trụ bảo vệ thành phố. Để các tầng hầm có đủ khả năng chống các loại bom đạn theo yêu cầu, cần phải có quy hoạch quốc phòng mang tính tổng thể và quy định chi tiết áp dụng ngay trong thời bình. Trên thế giới, nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm phòng không như Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Singapore... Ở Việt Nam, thiết kế tầng hầm chịu tải trọng do bom đạn gây ra trong thời chiến mới đang trong giai đoạn nghiên cứu. Vì chưa có chỉ dẫn cụ thể, thiếu các tiêu chuẩn liên quan đến kiến trúc, kết cấu, thông gió, cơ điện, phòng hỏa, thời gian gần đây hàng loạt tầng hầm được xây mới nhưng đều chưa được thiết kế phục vụ công tác phòng không nhân dân. Đã có đề tài nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo tầng hầm hiện có để chuyển đổi thành mục đích phòng thủ khi cần thiết [4]. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chủ động xây dựng các quy định về vấn đề phòng không nhân dân để áp dụng cho các tầng hầm xây mới. Để làm được việc này, bên cạnh việc tự nghiên cứu, chúng ta còn rất cần phải tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Dưới đây trình bày một số khái niệm liên quan đến tầng hầm phòng không và cách xác định tải trọng tĩnh tương đương với tác dụng nổ của bom đạn thông thường lên tầng hầm theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm phòng không của Trung Quốc GB50038-2005, gọi tắt là Tiêu chuẩn GB50038-2005 [1].

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 71)