So sánh kết quả lý thuyết và thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 48 - 49)

Trong mục này sẽ trình bày quan hệ M-Φ thu được từ phương pháp chia thớ khi sử dụng các mô hình vật liệu khác nhau và so sánh với kết quả thực nghiệm trong tài liệu [1]. Hai dầm U1 và U2 [1] với kích thước tiết diện 150mm x 200mm x 2100mm, nhịp thông thủy 1800mm, cốt đai ϕ8, khoảng cách giữa các cốt đai 125mm, chiều dày lớp bê tông bảo vệ không được cho trong [1], bài báo này chúng tôi chọn lớp bê tông bảo vệ bằng 25mm cho cả hai dầm. Thép chịu kéo

trong dầm U1 là 2ϕ12, dầm U2 là 2ϕ16. Cường độ bê tông fck=42.54Mpa, cường độ chảy dẻo thép ϕ12 và ϕ16 lấy từ kết quả thí nghiệm lần lượt là fy=400.85Mpa và fy=409.55Mpa.

Hình 3 và 4 thể hiện đường cong quan hệ M-Φ giữa kết quả thực nghiệm dầm U1, U2 và kết quả tính toán lý thuyết. Đường cong M-Φ từ tính toán lý thuyết sử dụng kết hợp bốn mô hình vật liệu bê tông và hai mô hình vật liệu thép. Bảng 2 đưa ra kết quả so sánh giá trị mô men cực hạn và độ cong tương ứng cho các trường hợp. Kết quả chỉ ra rằng các mô hình vật liệu lựa chọn tương đối phù hợp với kết quả thực nghiệm. Mô hình “Thép Raynor, Lehman và Stanton _ Bê tông Hognestad” và “Thép Raynor, Lehman và Stanton _ Bê tông EN1992” cho kết quả phù hợp nhất với kết quả thực nghiệm. Trong khi đó mô hình “Thép lý tưởng EN1992_ Bê tông Kent và Park” và “Thép lý tưởng EN1992_ Bê tông Hognestad” cho kết quả kém phù hợp nhất.

5. Kết luận

Bài báo áp dụng phương pháp chia thớ để thiết lập quan hệ M-Φ cho tiết diện dầm bê tông cốt thép. Các mô hình vật liệu bê tông và cốt thép được lựa chọn để xây dựng đường cong lý thuyết M-Φ. Các kết quả lý thuyết được kiểm chứng với kết quả thực nghiệm trên hai dầm U1, U2 [1]. Kết quả chỉ ra rằng với dầm bê tông cốt thép thông thường, khi phân tích ứng xử của dầm sau giai đoạn đàn hồi áp dụng mô hình cốt thép của Raynor, Lehman và Stanton, mô hình bê tông của Hognestad hoặc EN1992 cho kết quả sát với thực nghiệm hơn./.

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 48 - 49)